Pa Tần: Người dân có thêm nguồn thu từ lâm sản phụ
Thời gian đăng: 31/07/2018 07:33:40 AM

 

Những năm gần đây, người dân trên địa bàn xã Pa Tần luôn được mùa lâm sản phụ. Việc thu hoạch và bán lâm sản phụ đã trở thành nguồn thu chính của nhiều hộ dân. Những ngày này bà con các bản Pa Tần, Huổi Sâu, Lả Chà, Ta Ham, Huổi Tre … tranh thủ vào dưới các cánh rừng già, rừng nguyên sinh để tìm kiếm những quả sa nhân rừng để mang bán cho các thương lái để có thêm thu nhập.

732image001.jpg

Những đám sa nhân xanh dưới tán rừng dễ dàng bắt gặp ở khắp các cánh rừng Pa Tần

Xã Pa Tần có hơn 16.782 ha đất lâm nghiệp, tỷ lệ che phủ rừng đạt 64 %. Phần lớn diện tích rừng là rừng tự nhiên nên thảm thực vật dưới tán rừng phát triển mạnh, cung cấp cho con người nguồn lâm sản phụ đa dang, phong phú như: Sa nhân, thảo quả, măng, lá dong, mật ong, nguyên liệu sản xuất hàng thủ công, dược liệu… Những năm gần đây “mùa nào thức ấy” người dân trên địa bàn xã đều lên rừng thu hái lâm sản phụ về bán cho các thương lái để tăng thêm thu nhập gia đình. Diện tích rừng của xã lớn, mỗi sản phẩm dưới tán rừng có giá trị kinh tế cao nên việc nhiều hộ gia đình thu hàng chục triệu sau mỗi vụ thu hoạch lâm sản phụ không còn là điều lạ.

Những ngày này bà con các bản như Pa Tần, Huổi Sâu, Lả Chà, Ta Hăm … tranh thủ vào dưới các cánh rừng già, rừng nguyên sinh để tìm kiếm những quả sa nhân rừng để mang bán cho các thương lái để có thêm thu nhập. Gia đình chị Chảo Mể Kiên, bản Huổi Sâu, xã Pa Tần đang ngồi bóc từng quả Sa Nhân đỏ phơi khô để bán được giá chia sẻ: Năm nay nhà tôi tìm được tầm 30 kg Sa nhân đỏ và 10kg Sa nhân xanh đã bán hết còn ít quả tôi đang tách vỏ để bán nốt. Do nhà tôi còn bán thêm tạp hóa nên không có thời gian đi rừng tìm, hái được ít quả, nhưng tôi tách vỏ bán cho được giá, mỗi kilogam khô sau khi tách vỏ bán được 180-200k.

732image002.jpg

Chị Chảo Mể Kiên cùng gia đình tranh thủ tách vỏ những quả Sa nhân đỏ để bán cho được giá

732image003.jpg

Những quả Sa nhân đỏ sau khi phơi khô bóc vỏ

732image004.jpg

Người dân đang sơ chế khô sa nhân để bán, trong hình ngăn giá trên sa nhân đỏ, ngăn dưới sa nhân xanh

Năm nay, giá thị trường đối với sa nhân rất cao, sa nhân xanh khô đạt từ 500.000đồng/kg trở lên; sa nhân đỏ cũng từ 180- 200.000đồng/kg khô. Thương lái Viên Phương ở Trung tâm xã Pa Tần chuyên thu gom các sản phẩm lâm sản phụ cho biết: Vào mỗi mùa như: Lá dong, măng, mật ong rừng, sa nhân rừng … nhà tôi chuyên thu mua gom của người dân đổ lại cho các xe hàng. Nhìn chung người dân bán sản phẩm từ rừng có thêm thu nhập rất cao. Mỗi vụ sa nhân hay lá dong, các loại củ quả từ rừng có nhiều hộ gia đình bán được hàng chục triệu đồng.

732image005.jpg

Những bao tải sa nhân khô được thương lái gom mua lại của bà con

Tuy  nhiên là đồ rừng, là tự nhiên trong rừng, đã không chăm sóc lại không bảo vệ phát triển thì cho dù có nhiều mấy thì khai thác nhiều có ngày cũng cạn kiệt như vụ mùa mật ong rừng năm nay, người dân không còn lấy được nhiều mật như những năm trước. Gia đình bà Chảo Pham Sinh hay thu mua mật ong của người dân cùng bản để làm quà cho bạn bè gần xa cho biết: Mọi khi những năm trước gia đình tôi mỗi mùa mật ong rừng mua được cả 100 lít mật, nhưng 2 năm trở lại đây đặc biệt năm nay không thấy bà con tìm được mật mang đến bán nữa, nhà tôi mua được chưa đến 20 lít mật.

732image006.jpg

Những tổ mật ong rừng nguyên chất ở các cánh rừng Pa Tần hiện nay đang hiếm dần

Trước tình hình như vậy, nhận thấy nguồn lợi lớn từ lâm sản phụ, ngày 17/8/2017, UBND huyên Nậm Pồ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về bảo vệ rừng và khai thác lâm sản phụ dưới tán rừng. Chỉ thị yêu cầu chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, vận động làm chuyển biến nhận thức của nhân dân về quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ rừng. Từ đó, chính quyền và nhân dân xã Pa Tần đã nhận thức được những lợi ích từ rừng mang đến, người dân bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và đồng thời ra kế  hoạch khai thác các lâm sản phụ theo quy định của xã, quy ước, hương ước của từng bản. Bà Vàng Thị Vân, Chủ tịch UBND xã Pa Tần cho biết:Như năm nay, toàn xã Pa Tần cấm, không cho người dân khai thác măng tre, nứa, vì những năm trước khai thác sạch những búp măng, khai thác như vậy, không có cây măng non mọc lên được thì năm sau không có măng mọc, thậm chí gốc tre, nứa còn chết khô. Khai thác như vậy không chỉ làm cạn kiệt tre, nứa mà nhiều năm về sau không có cây để sử dụng. Mà cơ bản người dân vẫn sử dụng chủ yếu cây tre, nứa làm lán, trang trại, chuồng lợn, gà…

732image007.jpg

Diện tích rừng Pa Tần hiện đang được quản lý, bảo vệ tốt, nhiều khu đồi trọc đang dần được phủ kín, trở thành rừng tái sinh.

Có thể thấy người dân Pa Tần có thu nhập chính từ lâm sản phụ và để khai thác lâu bền không dẫn đến cạn kiệt tài nguyên rừng, ngoài bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, người dân cần nâng cao hơn trách nhiệm trong công tác phát triển rừng, trồng thêm và chăm sóc rừng đặc biệt những cánh rừng có nhiều lâm sản phụ như Sa nhân, măng, các loại củ quả có giá trị kinh tế. Ngoài ra, chính quyền và nhân dân cần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và đồng thời nhân rộng các mô hình sinh kế dưới tán rừng và có phương án chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch đúng kỹ thuật để có nguồn thu ổn định./.

 

Mắn On
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập:

  • Chung nhan Tin Nhiem Mang
  • TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NẬM PỒ
  • Cơ quan chủ quản: UBND huyện Nậm Pồ
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Lý Thanh Tiềm - Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ
  • Địa chỉ: Trụ sở HĐND-UBND huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
  • Điện thoại: - Email: lythanhtiem@gmail.com
  • Số 769/GP-STTTT ngày 28/12/2016 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên
  • (Ghi rõ nguồn "http://huyennampo.dienbien.gov.vn" khi sử dụng lại thông tin)
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên