Người lao động Nậm Pồ trên đất mỏ
Thời gian đăng: 06/11/2019 07:18:17 AM
Nhận thức được việc canh tác nương rẫy lạc hậu tại địa phương không đem lại hiệu quả kinh tế. Nhiều thanh niên tại huyện Nậm Pồ đã rời bỏ quê hương đi lao động làm thuê, trong đó, một số thanh niên đã chọn mỏ than tỉnh Quảng Ninh làm nơi lập nghiệp. Đến nay nhiều công nhân đã có thu nhập ổn định, có tiền gửi về cho gia đình.

           Năm 2016, Trường cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam phối hợp với phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện xuống các xã tuyển sinh và định hướng nghề nghiệp cho người dân. Anh Mùa A Chừ, sinh năm 1995, ở bản Tàng Do, xã Nậm Tin đã đăng ký học trung cấp nghề 8 tháng tại trường cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam và được nhận vào làm công nhân đào lò ở công ty Than Núi Béo. Làm được 1 năm, anh chuyển sang làm công nhân chuyên khai thác than bậc 2/6 ở phân xưởng 3, công ty than Núi Béo.

11.jpg

Anh Mùa A Chừ- Gửi đồ đạc chuẩn bị đi làm.

           Anh Mùa A Chừ tâm sự: “Khi được công ty gọi đi làm tôi mừng lắm. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ phải cố gắng làm việc cho tốt, kiếm thật nhiều tiền trang trải cuộc sống và tiết kiệm tiền gửi về cho vợ con. Bây giờ mỗi tháng tôi cũng gửi 2-3 triệu về cho vợ con trang trải cuộc sống, có tiền tiết kiệm để mấy năm nữa xây nhà. Dù làm công nhân than có vất vả nhưng công việc này đáp ứng được nhu cầu bản thân nên tôi sẽ cố gắng làm việc bám trụ công việc này”

Sau 3 năm đi làm ở công ty Than Núi Béo, từ chỗ chỉ được giao những việc phụ như khai rãnh nước, xúc dọn băng tải, vận chuyển vật tư thiết bị… đến nay anh Chừ đã trở thành thợ khai thác bậc 2/6 với mức thu nhập khoảng từ 15-20 triệu/tháng. Giờ thu nhập ổn định mỗi tháng anh gửi đã có thể 2- 3 triệu về cho gia đình trang trải cuộc sống và có tiền tích góp hàng tháng.

          Cũng như anh Chừ, đầu năm 2019, anh Sùng A Quý, sinh năm1998, ở bản Huổi Chá, xã Chà Cang, đã rời quê hương xuống tỉnh Quảng Ninh học sơ cấp nghề than 4 tháng và được nhận vào làm công nhân khai thác tại phân xưởng số 4, công ty Than Dương Huy. Thời gian đầu vừa vào làm anh bị sốc trước môi trường làm việc dưới hầm, sau mỗi ca làm; mặt lấm lem bụi than, áo quần thì ướt từ đầu đến chân, mỏi lưng vì phải làm việc trong môi trường chật hẹp, ẩm thấp. Chính sự quan tâm, gần gũi của lãnh đạo công ty, phân xưởng và bạn bè đồng nghiệp đã giúp anh Qúy sớm hòa nhập và thích nghi với công việc khai thác than. Ngoài thời gian làm việc, anh Qúy còn được tham gia các hoạt động thể thao do phân xưởng và công ty tổ chức.

22.jpg

Anh Sùng A Qúy ( người thứ 3 hàng đầu từ trái sang) tham gia giải bóng đá phong trào px khai thác than 4, lần thứ nhất năm 2019.

           Chia sẻ với tôi, anh Qúy nói: “Có một công việc ổn định với mức lương khá cao, đi làm được đưa đón, ăn uống đầy đủ, được chơi các môn thể thao yêu thích, được tham gia nhiều hoạt động bổ ích của tuổi trẻ, nơi đây cho tôi năm tháng thanh xuân ý nghĩa, và vung đắp cho tôi một hành trang đẩy đủ để bước vào tương lai sau này. Tôi đang cố gắng nâng cao tay nghề để trở thành một thở mỏ chuyên nghiệp”. Sau gần 1 năm làm việc, giờ mức lương của anh Quý khá cao khoảng từ 12-15 triệu/tháng. Với mức lương này anh đã tiết kiệm được 8 triệu gửi về cho mẹ mua thóc cuối năm nay và 1 triệu cho chị gái đi học.

          Theo ông Lò Văn Thân, Phó Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội: “Tháng 12 năm 2018, Đảng ủy trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam đã ký kết với Huyện ủy Nậm Pồ Quy chế phối hợp về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động địa phương giai đoạn 2018- 2020. Để thực hiện Quy chế phối hợp số 01 -QCPH/HUNP-ĐUCĐTKSVN, đầu năm 2019, Phòng đã giao 76 chỉ tiêu tuyển sinh học viên phân bổ đều xuống 15 xã. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn huyện có 49 người đang làm tại các công ty than thuộc tỉnh Quảng Ninh, đang học và thực tập là 23 người. Mức lương trung bình của thợ mỏ khoảng 15 – 23 triệu/ tháng. Trong thời gian tới, Phòng sẽ phối hợp với chính quyền các xã tích cực tuyên truyền vận động và định hướng nghề nghiệp tới bộ phận người dân chưa có việc làm”.

          Ngoài anh Chừ và anh Qúy, trên địa bàn huyện Nậm Pồ, vài năm trở lại đây nhiều thanh niên đã đi làm công nhân khai thác than hay đào lò cho các công ty than ở tỉnh Quảng Ninh. Bình quân cho thu nhập từ 80 – 200 triệu đồng/năm. Với mức thu nhập khá cao nhiều công nhân đi làm đã có tiền gửi về giúp gia đình, ổn định cuộc sống. Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện./.

 

         

Sùng Dính - Ctv Đài TT-TH huyện
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập:

  • Chung nhan Tin Nhiem Mang
  • TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NẬM PỒ
  • Cơ quan chủ quản: UBND huyện Nậm Pồ
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Lý Thanh Tiềm - Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ
  • Địa chỉ: Trụ sở HĐND-UBND huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
  • Điện thoại: - Email: lythanhtiem@gmail.com
  • Số 769/GP-STTTT ngày 28/12/2016 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên
  • (Ghi rõ nguồn "http://huyennampo.dienbien.gov.vn" khi sử dụng lại thông tin)
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên