BÁO CÁO
Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2016
Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2017
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM 2016
Năm 2016 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh giai đoạn 2015 - 2020. Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có những thuận lợi, khó khăn sau:
1. Thuận lợi
- Huyện tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Tỉnh ủy - HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh; sự lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; sự đoàn kết, thống nhất của các cơ quan, đơn vị, các xã; sự đồng thuận của Nhân dân, các thành phần kinh tế trong huyện;
- Nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững;
- Cuộc Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trên địa bàn huyện, tạo không khí phấn khởi trong Nhân dân;
- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dần được củng cố, kiện toàn cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.
2. Khó khăn
- Địa hình phức tạp, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống không tập trung, nền kinh tế thuần nông là chủ yếu.
- Rét đậm, rét hại, mưa đá, lốc xoáy đã làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của Nhân dân.
- Trình độ dân trí không đồng đều; việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất còn hạn chế, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (năm 2015 chiếm 72,09%) ước cuối năm 2016 xuống còn 67,97 %.
- Các xã trên địa bàn huyện là các xã nghèo, cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, nhu cầu đầu tư lớn nhưng nguồn lực đầu tư vào huyện còn hạn chế.
Tuy còn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng với sự quyết tâm, đồng thuận của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng năm 2016 đạt được những kết quả nhất định trên tất cả các mặt, góp phần vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của tỉnh.
B. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
I. Trên lĩnh vực phát triển kinh tế
Tổng giá trị sản xuất theo giá thực tế ước đạt 645,51 tỷ đồng. Trong đó: Ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản ước đạt 332,37 tỷ đồng, chiếm 51,5%; Công nghiệp - Xây dựng ước đạt 151,07 tỷ đồng, chiếm 23,4%; Dịch vụ ước đạt 162,06 tỷ đồng, chiếm 25,1%.
1. Sản xuất Nông nghiệp - Lâm nghiệp, thủy sản
Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 17.383,0tấn; lương thực có hạt bình quân đầu người ước đạt 354,8 kg/người/năm, cụ thể:
1.1. Cây lương thực có hạt
- Lúa chiêm xuân diện tích gieo cấy đạt 125,5 ha, năng suất đạt 46,64 tạ/ha, sản lượng đạt 585,3 tấn.
- Lúa mùa diện tích gieo cấy đạt 1.674,03 ha, năng suất ước đạt 45,47 tạ/ha, sản lượng ước đạt 7.611,9 tấn.
- Lúa nương diện tích gieo trồng đạt 4.568,1 ha, năng suất ước đạt 14,4 tạ/ha, sản lượng ước đạt 6.578,1 tấn.
- Cây ngô diện tích gieo trồng đạt 1.682,3 ha, năng suất ước đạt 15,5 tạ/ha, sản lượng ước đạt 2.607,6 tấn.
1.2. Cây chất bột có củ
Diện tích trồng Sắn đạt: 798,3 ha, năng suất ước đạt 70 tạ/ha, sản lượng ước đạt 5.588,2 tấn; diện tích trồng Khoai các loại: 62,5 ha, năng suất ước đạt 66,5 tạ/ha, sản lượng ước đạt: 415,6 tấn.
1.3. Cây công nghiệp
* Cây công nghiệp ngắn ngày
Đậu tương diện tích gieo trồng đạt 391,6 ha, năng suất ước đạt 10,6 tạ/ha, sản lượng ước đạt 415,1 tấn; cây Lạc diện tích gieo trồng ước đạt: 235,3 ha, năng suất ước đạt 10,6 tạ/ha, sản lượng ước đạt 249,4 tấn.
* Cây công nghiệp dài ngày
Trên địa bàn huyện có 8 ha cây cà phê được trồng trên địa bàn xã Nà Hỳ (6,5 ha) và xã Nậm Chua (1,5ha); diện tích cà phê đang trong giai đoạn đầu sinh trưởng, một số diện tích đã cho thu hoạch, tuy nhiên năng suất đạt thấp, sản lượng ước đạt 0,3 tấn.
1.4. Chăn nuôi, Bảo vệ thực vật và thủy sản
- Trong năm triển khai, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng[1], vật nuôi; thực hiện tốt công tác phun phòng VSTĐKT và tiêm phòng theo kế hoạch[2], không để dịch bệnh lớn xảy ra, đàn gia súc, gia cầm, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
- Duy trì tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm phấn đấu đạt và vượt kế hoạch giao, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm trên địa bàn. Tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện ước đạt 59.128 con, tổng đàn gia súc khác (ngựa + dê) ước đạt 8.160 con, đàn gia cầm ước đạt 127.192 con.
- Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 109,8 ha, sản lượng nuôi trồng ước đạt 131,9 tấn, sản lượng khai thác ước đạt 6,0 tấn.
1.5. Lâm nghiệp
- Triển khai tốt công tác phòng chống cháy rừng đến từng bản và toàn thể Nhân dân, tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng giữa các Trưởng bản với Chủ tịch xã.
- Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 58.906,08 ha; số diện tích đã giao đất, giao rừng theo Kế hoạch 388 của UBND tỉnh trên địa bàn huyện là 51.972,92 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng năm 2016 đạt 39,4%.
- Đã hoàn thành trồng 25.800 cây phân tán tại các xã trên địa bàn huyện[3].
- Tổ chức chăm sóc tốt 6,08 ha rừng phòng hộ trồng mới năm 2015. Tổ chức trồng rừng mới 22,1 ha rừng phòng hộ (rừng thay thế) tại xã Phìn Hồ, trồng rừng sản xuất 88,23 ha tại các xã Phìn Hồ, Chà Nưa, Si Pa Phìn, Vàng Đán.
1.6. Công tác thuỷ lợi, phòng chống lụt bão, sắp xếp dân cư
- Công tác thuỷ lợi: Trên địa bàn huyện hiện nay có 68 công trình thủy lợi được Nhà nước đầu tư xây dựng, cơ bản phục vụ tưới đáp ứng nhu cầu sản xuất. Công nhận Hội dùng nước của 15/15 xã trên địa bàn huyện.
- Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và TKCN năm 2016; xây dựng phương án sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khi có bão lốc, lũ quét xảy ra, phân công trực PCTT theo quy định. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2016 trên địa bàn huyện đã xảy ra thiên tai rét đậm, rét hại[4] , mưa đá lốc xoáy[5] đã gây thiệt hại nặng nề cho Nhân dân. UBND huyện đã tổ chức thăm hỏi và trích gần 02 tỷ đồng từ nguồn kinh phí dự phòng ngân sách huyện để hỗ trợ cho các hộ gia đình bị thiên tai giúp Nhân dân sớm ổn định cuộc sống.
- Sắp xếp dân cư: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngăn chặn di cư tự do và chỉ đạo quyết liệt, không cho dân di cư vào địa bàn huyện. Vận động, làm thủ tục trục xuất, trả về nơi xuất cư 13 hộ, 55 khẩu[6], tiếp nhận 04 hộ, 26 khẩu về nơi xuất cư[7]. Xây dựng kế hoạch di chuyển 67 hộ, 392 nhân khẩu tại nơi có nguy cơ thiên tai đến nơi ở mới an toàn[8], đã thực hiện di chuyển 2 hộ, 9 nhân khẩu tại xã Nà Hỳ và Nậm Nhừ.
1.7. Xây dựng Nông thôn mới
Tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới, thẩm định, phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới của các xã theo quy định. Xây dựng, ban hành Kế hoạch xây dựng NTM, kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện năm 2016; chỉ đạo, đôn đốc các xã kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý của xã và Ban phát triển tại các bản. Đến cuối năm 2016 có 03 xã đạt 6 tiêu chí (Chà Cang, Chà Nưa, xã Si Pa Phìn); 1 xã đạt 5 tiêu chí (Nậm Khăn); 6 xã đạt 5 tiêu chí (Pa Tần, Nà Hỳ, Nậm Tin, Chà Tở, Phìn Hồ, Na Cô Sa); các xã còn lại đạt 3 tiêu chí. Rà soát, đề xuất các danh mục đầu tư bằng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới theo Đề án xây dựng nông thôn mới 29 xã biên giới.
1.8. Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập
- Thực hiện hỗ trợ theo Chương trình xây dựng nông thôn mới: Chỉ đạo xây dựng các mô hình phát triển sản xuất có giá trị kinh tế cao tại các xã, đào tạo nghề cho lao động nông thôn và xử lý môi trường nông thôn[9].
- Thực hiện hỗ trợ theo Nghị quyết 30ª/CP: Tổ chức tập huấn về chăn nuôi, thú y, phòng chống dịch bệnh cho trâu, bò, dê, kỹ thuật gieo xạ, tỉa, dặm và chăm sóc lúa; trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc cho Nhân dân. Tổ chức hỗ trợ cho 81,41 ha diện tích khai hoang, phục hóa và hỗ trợ 129 con bò, 10 con trâu và 1.052 con dê cho 655 hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn huyện.
- Thực hiện hỗ trợ theo Chương trình 135:Thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 trên 15/15 xã, cấp 75 con bò, 10 con trâu và 528 con dê cho 818 hộ.
- Thực hiện hỗ trợ theo Chương trình QĐ 755: Hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa theo Nghị định 35/NĐ-CP: Năm 2016 hỗ trợ cho 107,92 ha đất lúa 2 vụ và 1.263,87 ha đất lúa 1 vụ. Tổng kinh phí là 739,858 triệu đồng.
1.9. Công tác Khuyến nông - Khuyến ngư
Xây dựng các mô hình phát triển sản xuất tại các xã trên địa bàn huyện như: Hỗ trợ và thực hiện 02 mô hình trồng Sa nhân tại xã Nà Bủng và xã Nậm Khăn với tổng diện tích là 4 ha (trong đó trồng mới 02 ha tại xã Nà Bủng, chăm sóc 2 ha tại xã Nậm Khăn); thực hiện 02 mô hình chăn nuôi gà (gà lai chọi, gà xương đen) tại xã Si Pa Phìn và xã Phìn Hồ; hỗ trợ tập huấn và cấp giống cá cho 114 hộ dân tại xã Chà Tở; hỗ trợ 500 bịch nấm sò cho 02 xã Chà Nưa và Nà Hỳ; tổ chức tập huấn về công tác chăn nuôi thú y cho 600 lượt người dân (15 lớp) tại 15 xã.
2. Về giao thông, công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ
* Giao thông: Kiểm tra, rà soát hệ thống giao thông trên địa bàn huyện, tiến hành cho đầu tư nâng cấp các tuyến đường dần hoàn thiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiếp tục theo dõi hệ thống giao thông và thực hiện Kế hoạch đảm bảo giao thông trước, trong, sau mùa mưa lũ năm 2016 và trọng tâm đảm bảo giao thông thông suốt phục vụ bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; Phối hợp với Ban QLDA4 của Tổng cục đường bộ Việt Nam rà soát các vị trí cần đầu tư cầu dân sinh theo dự án cầu dân sinh của Bộ Giao thông vận tải trênđịa bàn huyện. Chỉ đạo kiểm tra chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn huyện.
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Tiếp tục duy trì hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, trong đó sản phẩm chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng thông thường phục vụ nhu cầu trên địa bàn. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 ước đạt: 45,6 tỷ đồng, đạt 107,4% kế hoạch[10]. Năm 2016 toàn huyện phấn đấu có 91/131 bản thuộc 15/15 xã và có 14/15 cơ quan hành chính cấp xã (trung tâm xã) có điện lưới quốc gia, nâng tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 66,3%.
* Đầu tư, xây dựng.
- Nguồn vốn ngân sách huyện: Giao danh mục và nhiệm vụ chủ đầu tư 22 dự án[11] cho các cơ quan chuyên môn, UBND các xã. Các dự án triển khai thực hiện và giải ngân theo đúng các quy định hiện hành.
- Chương trình 135 giai đoạn III: Kế hoạch vốn năm 2016 huyện được giao 14,279 tỷ đồng, thực hiện tiếp chi 15 dự án, khởi công mới 05 dự án. Đã tiến hành giải ngân được 11,64 tỷ đồng, đạt 81,5% kế hoạch vốn giao. Ước thực hiện đạt 100% kế hoạch vốn.
- Nguồn vốn Quyết định 79/QĐ-TTg: Năm 2015 huyện được UBND tỉnh giao thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư 10 dự án, các dự án triển khai thực hiện và giải ngân theo đúng quy định hiện hành, giải ngân đạt 75,13%. Ước thực hiện đạt 100% kế hoạch vốn.
- Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới: Kế hoạch vốn năm 2016 huyện được giao là 17,211 tỷ đồng, thực hiện tiếp chi 9 dự án, khởi công mới 2 dự án. Đã tiến hành giải ngân được 13,45 tỷ đồng, đạt 78,2% kế hoạch vốn giao. Ước thực hiện đạt 100% kế hoạch vốn.
- Chương trình 30a: Năm 2016 huyện được giao kế hoạch vốn là 21,727 tỷ đồng. Trong đó: Hỗ trợ sản xuất tạo việc làm tăng thu nhập 2,535 tỷ đồng; Đầu tư cơ sở hạ tầng là 19,192 tỷ đồng, đã tiến hành tiếp chi 08 dự án, khởi công mới 02 dự án. Đã tiến hành giải ngân được 16,03 tỷ đồng, đạt 83,5% kế hoạch vốn giao. Ước thực hiện đạt 100% kế hoạch vốn.
(chi tiết các nguồn vốn thực hiện theo biểu đính kèm)
- Công tác quyết toán dự án hoàn thành: Đã thực hiện thẩm tra, phê duyệt quyết toán được 67 công trình, với giá trị quyết toán là 147 tỷ đồng.
* Về thương mại, dịch vụ: Hệ thống thương mại, dịch vụ đã cơ bản được đáp ứng đầy đủ các loại mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn. Tập trung triển khai tốt các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, bình ổn hàng hóa trong dịp các ngày lễ, tết theo chỉ đạo của tỉnh và theo kế hoạch đề ra.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 162,06 tỷ đồng, đạt 95,3% kế hoạch, bằng 111,3% cùng kỳ năm 2015[12]. Tiếp tục tạo điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ, từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ, nhất là dịch vụ bưu chính, viễn thông, vận tải. Thực hiện tốt công tác cấp mới, cấp đổi giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép bán lẻ thuốc lá, rượu bia cho các hộ kinh doanh trên địa bàn theo quy định. Hướng dẫn thủ tục thành lập mới 01 Hợp tác xã nông - lâm nghiệp và dịch vụ tại xã Na Cô Sa.
- Công tác quản lý thị trường: Tổ chức kiểm tra 147 vụ phát hiện vi phạm và xử phạt hành chính 67 vụ, buộc tiêu hủy nhiều hàng quá hạn sử dụng, hàng cấm.
- Hoạt động dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách trên địa bàn đã cơ bản phục vụ tốt nhu cầu đi lại và vận tải hàng hóa của Nhân dân; vận tải hành khách cơ bản đảm bảo đủ số chuyến và giờ xuất bến; lượng vận chuyển hành khách ước đạt: 65,6 (1000 người.km) đạt 100% theo kế hoạch, hàng hóa luân chuyển ước đạt: 1.585 (1000tấn.km) đạt 100% theo kế hoạch.
3. Về tín dụng và thu chi ngân sách
- Ngân hàng CSXH đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội của huyện, UBND các xã triển khai các chương trình tín dụng chính sách. Đến nay tổng dư nợ đạt 203.869 triệu đồng, tăng 27% so với cuối năm 2015, đạt 99% kế hoạch.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp thu ngân sách, thu nợ đọng thuế, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu, điều hành ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt, thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức chế độ Nhà nước quy định. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách, đặc biệt là các chính sách an sinh xã hội.
Tình hình thu - chi ngân sách thực hiện đến 21/11/2016:
+ Tổng thu ngân sách Nhà nước: 422,964 tỷ đồng/344,998 tỷ đồng, đạt 122% kế hoạch.
Trong đó: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện: 4,351 tỷ đồng, đạt 93% kế hoạch giao.
+ Tổng chi ngân sách: 334,284 tỷ đồng/344,998 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch giao.
4. Về quản lý tài nguyên và môi trường
Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường được tăng cường[13], giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai cơ bản đáp ứng yêu cầu của người dân; công tác giải phóng mặt bằng được quan tâm, cơ bản đảm bảo mặt bằng bàn giao cho các Chủ đầu tư thực hiện dự án[14].
Xác nhận 22 bản Kế hoạch bảo vệ môi trường của các Dự án trên địa bàn huyện.
II. Lĩnh vực Văn hoá - Xã hội
1. Giáo dục - Đào tạo
Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, tỷ lệ huy động trẻ đến trường tăng so với năm học trước, cơ bản hoàn thành kế hoạch giao, cụ thể:
- Quy mô, mạng lưới trường, lớp: Năm học 2016-2017 toàn huyện có 48 trường học (trong đó có 08 trường chưa đi vào hoạt động giáo dục; 03 trường đề nghị thành lập đầu năm 2017) với 861 lớp = 17.472 học sinh. Trong đó: Cấp Mầm non có 16 trường với 289 lớp = 5682 học sinh[15]; cấp Tiểu học có 16 trường, với 416 lớp = 6996 học sinh[16]; cấp THCS có 16 trường với 156 lớp = 4794 học sinh[17].
- Tỷ lệ huy động trong độ tuổi ra lớp cơ bản đạt chi tiêu kế hoạch giao, cụ thể: Tỷ lệ huy động trẻ mầm non (số trẻ từ 0-5 tuổi) đạt 61,7%; tỷ lệ huy động dân số 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,72%; tỷ lệ huy động dân số 11 tuổi vào lớp 6 đạt 94,9%.
- Công tác giáo dục dân tộc: Tiếp tục được quan tâm, toàn huyện có 21 trường PTDTBT với 6310 học sinh (cấp THCS 9 trường, cấp Tiểu học 12 trường). Các trường tập trung vào việc tăng cường tiếng Việt, nâng cao chất lượng học tập, đảm bảo tốt hơn việc ăn, ở, sinh hoạt của học sinh và điều kiện làm việc của giáo viên.
- Công tác phổ cập giáo dục: Tiếp tục được tăng cường củng cố và giữ vững, toàn huyện đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục, trong đó có 15/15 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 15/15 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; 15/15 xã đạt chuẩn phổ cập - Xóa mù chữ mức độ 1; 15/15 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1; 8/15 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, huyện duy trì chuẩn PCGDTHCS.
- Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học: Tiếp tục được đầu tư, nâng cấp cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy học và yêu cầu giáo dục phổ thông. Toàn huyện hiện có 834 phòng học, trong đó: 385 phòng học kiên cố, 80 phòng bán kiên cố, 369 phòng học ba cứng;có 249 phòng công vụ; có 472 phòng nội trú; 37/48 trường có công trình nước sạch; công trình vệ sinh; 37/48 trường kết nối mạng với tổng số 552 máy tính được kết nối mạng.Năm 2016 số trường đạt chuẩn Quốc gia là 17 trường.
- Tổng số cán bộ, giáo viênthuộc huyện quản lý 1.599 người, trong đó: cấp Mầm non có 438 người, Tiểu học 751 người, THCS 410 người. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học, từng bước nâng cao về chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu đổi mới.
2. Y tế - Dân số kế hoạch hóa gia đình
Thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, công tác phòng chống dịch bệnh, tới thời điểm báo cáo trên địa bàn huyện xảy ra 01 vụ dịch lỵ trực trùng tại bản Na Cô Sa 1, xã Na Cô Sa từ ngày 13/7/2016 đến ngày 11/8/2016 với tổng số 20 ca mắc; các ca mắc được điều trị kịp thời, không có ca tử vong do dịch. Công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm[18]; công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em từng bước được cải thiện.
Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và bếp ăn tập thể trên địa bàn huyện vào các dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động, Tết Trung thu, ... thông qua thanh tra, kiểm tra tại cơ sở Ban Chỉ đạo VSATTP huyện tiến hành phúc tra công tác quản lý VSATTP tại tuyến xã[19].
Tuyên truyền, vận động chuyển đổi hành vi, giảm tỷ lệ sinh, nhất là sinh con thứ 3+, triển khai chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ 8/15 xã đạt 108% kế hoạch, tổ chức sinh hoạt ngoại khóa truyền thông giáo dục Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên 12 trường THCS bán trú trên địa bàn huyện nhằm giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
3. Lao động - Thương binh và xã hội, dạy nghề
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền xuất khẩu lao động trong và ngoài nước, giải quyết việc làm mới cho 450 lao động (đạt 100% kế hoạch), xuất khẩu lao động 6 người. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn ước đạt 530 người, đạt 96,36% kế hoạch huyện giao.
- Các cấp, các ngành, địa phương tích cực vận động Nhân dân sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Thực hiện tốt các Chương trình giảm nghèo, các chế độ, chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhằm giúp hộ nghèo giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội; thực hiện tốt các chế độ chính sách cho các đối tượng thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng[20] và các đối tượng bảo trợ xã hội[21].
- Tổng số thẻ BHYT đã cấp và đang quản lý đến nay là 48.007 thẻ.
- Công tác phòng chống tệ nạn xã hội, rà soát, xây dựng kế hoạch tổ chức cai nghiện cho 80 người nghiện, đạt 100% chỉ tiêu theo kế hoạch giao.
- Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được quan tâm thực hiện tốt, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn[22], tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân ngày lễ, tết.Vận động quỹ BVTE hỗ trợ 80 triệu đồng xây dựng một khu vui chơi cho trẻ em tại Trường MN Nậm Chẩn - xã Nà Khoa. Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020.
4. Văn hóa - Thông tin, Truyền thanh - Truyền hình
* Văn hóa - Văn nghệ - Thể dục thể thao
- Công tác tuyên truyền:Tập trung tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các sự kiện chính trị lớn của đất nước, của tỉnh, của huyện, trọng tâm là tuyên truyền bầu cử Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, cụ thể: Đã căng treo 157 băng rôn; dựng và làm mới 13 cụm pa nô; 18 cổng bản văn hóa, dán 190 tờ áp phích; tuyên truyền bằng xe lưu động đến 104 bảnthuộc địa bàn 15 xã; vận động được trên 50% số hộ dân treo cờ Tổ quốc nhân các sự kiện lớn của đất nước.
- Hoạt động Văn hóa, văn nghệ:Thực hiện 39 buổi biễn diễn văn nghệ, trong đó: phục vụ hoạt động của huyện là 9 buổi, biểu diễn tại cơ sở là 30 buổi. Tham gia 2 chương trình nghệ thuật cho tỉnh tổ chức gồm: Lễ hội Hoa ban và tham gia Hội diễn NTQC Công – Nông – Binh tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2016 đạt giải A toàn đoàn. Phối hợp Phòng Dân tộc huyện hướng dẫn, chỉ đạo xã Pa Tần tổ chức Lễ hội Tết Hoa dân tộc Cống bản Lả Chà, tham gia Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II, năm 2016 tại tỉnh Hà Giang kết quả đạt 2 giải A, 1 giải khuyến khích.
- Hoạt động thể dục, thể thao
Tổ chức 4 giải thi đấu thể thao tại huyện gồm: Giải cầu lông “mừng Đảng, mừng Xuân năm Bính Thân 2016; giải Bóng đá Thanh niên; giải Cầu lông CBCNVCLĐ huyện Nậm Pồ lần thứ III, năm 2016; giải Bóng chuyền đoàn kết Công – Nông – Binh huyện Nậm Pồ lần thứ II, năm 2016; tham gia giải Bóng chuyền đoàn kết Công - Nông - Binh tỉnh Điện Biên lần thứ 33, năm 2016. Kết quả đạt giải 3 nội dung nam khối huyện, thị và các trường chuyên nghiệp, giải 3 nội dung nam khối nông thôn.
- Hoạt động chiếu bóng vùng cao:Đội chiếu bóng số 8 thuộc trung tâm phát hành phim và chiếu bóng của tỉnh đã chiếu phim phục vụ nhân dân được 170 buổi tại 85 bản trên địa bàn 15 xã, thu hút 82.462 lượt người xem.
- Phong trào ”Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”:
+ Tổng số hộ đăng ký “Gia đình văn hóa” là 3.914 hộ; số hộ được công nhận gia đình văn hóa là 2.134 hộ, đạt 23,1%.
+ Tổng số bản đăng ký “Bản văn hóa” là 56 bản; số bản được công nhận bản văn hóa là 30 bản, đạt 22,9% .
+ Số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký đạt chuẩn văn hóa là 72 cơ quan, đơn vị; số cơ quan được công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa 69 cơ quan, đơn vị, đạt 65,7%.
- Công tác gia đình: Năm 2016huyện Nậm Pồ duy trì 01 Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại xã Nà Khoa, gồm: 05 Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững, 05 Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình. Triển khai thực hiện “Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam” tại xã Na Cô Sa. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai các hoạt động nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3/2016; Ngày gia đình Việt Nam 28/6; Ngày xóa bỏ bạo lực đối với Phụ nữ 25/11.
* Thông tin và truyền thông
- Bưu chính: Trên địa bàn huyện có 02 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ Bưu chính là Ngành Bưu điện và Bưu chính Viettel. Toàn huyện có 01 bưu cục cấp III; 11 điểm bưu điện văn hóa xã (trong đó có 02 điểm Bưu điện văn hóa xã Si Pa Phìn và Chà Cang cung cấp dịch vụ internet công cộng).
+ Chỉ tiêu bán kính phục vụ bình quân đạt 6,2 km/điểm phục vụ, bình quân 4.096 người/điểm phục vụ; 8/15 xã có báo Đảng đọc trong ngày (đạt tỷ lệ 53%).
- Viễn thông, internet:
+ Dịch vụ viễn thông: Trên địa bàn có 03 nhà cung cấp (Mobiphone, VNPT Điện Biên, Viettel) với tổng số trạm thu, phát sóng thông tin di động (BTS) là 50 trạm. Có 14/15 xã được phủ sóng di động 3G (đạt tỷ lệ 93%). Toàn huyện có 25.404 thuê bao điện thoại, đạt 52 máy/100 dân.
+ Dịch vụ Internet: Có 2 doanh nghiệp cung cấp, với 929 thuê bao. Mật độ thuê bao internet là 1,9 thuê bao/100 dân; 11/15 xã được kết nối internet băng thông rộng (đạt tỷ lệ 73,3%).
Tần số vô tuyến điện: Hiện nay trên địa bàn có 8 đơn vị sử dụng tần số vô tuyến điện. Trong đó, 2 đơn vị đã được cấp phép; 6 đơn vị chưa được cấp phép.
- Công nghệ thông tin:
+ Toàn huyện có 02 máy chủ, 195 máy trạm; Tỷ lệ máy tính/cán bộ CCVC trong các cơ quan nhà nước là 47%; 86% các cơ quan nhà nước có mạng LAN, kết nối Internet băng thông rộng.
+ Tỷ lệ cán bộ CCVC thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc đạt 75%. Trong đó, cấp huyện đạt 100%, cấp xã đạt 50%.
+ Tổng số cán bộ CCVC trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện là 415 người. Trong đó số cán bộ có trình độ tin học từ cao đẳng trở lên 03 người. Tỷ lệ cán bộ CCVC đã qua đào tạo tin học văn phòng 100%. Số lượng cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin là 02 người.
* Truyền thanh - Truyền hình
Kịp thời đưa tin, phản ánh, tuyên truyền các sự kiện diễn ra trên địa bàn huyện[23]. Năm 2016 đã tiến hành đầu tư lắp đặt 05 đài truyền thanh FM không dây, 60 điểm loa truyền thanh công cộng trên địa bàn các xã, đến nay toàn huyện đã có 10/15 xã có Đài truyền thanh FM không dây, 78/131 bản có hệ thống loa truyền thanh công cộng phục vụ công tác tuyên truyền, góp phần mở rộng phạm vi phủ sóng phát thanh trên địa bàn huyện và đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của nhân dân trong huyện. Tổng thời lượng phát sóng Truyền hình các Trạm phát lại đạt 54.749 giờ; phát sóng phát thanh FM đạt 17.772 giờ; phát sóng truyền thanh đạt 1.542 giờ.
5. Công tác dân tộc, tôn giáo
* Công tác dân tộc: Phối hợp cùng Ban Dân tộc tỉnh triển khai Đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025 của Ủy ban dân tộc chủ trì.
- Thực hiện tốt các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ[24].
- Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
- Thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc hoàn thiện các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn 135 trên địa bàn huyện.
- Thực hiện hỗ trợ theo Quyết định 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ theo quy định[25].
- Tổ chức rà soát các thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã thuộc khu vực 3, 2, 1 giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trình UBND tỉnh phê duyệt.
* Công tác tôn giáo: Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, thường xuyên nắm chắc các điểm nhóm hoạt động tôn giáo trên địa bàn[26], xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo, tổ chức tập huấn về công tác Tôn giáo cho 96 cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
III. Tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền,thanh tra và phòng chống tham nhũng
1. Công tác tư pháp
Triển khai thực hiện tốt công tác tư pháp trên địa bàn, trong đó tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm như: Hành chính tư pháp[27], bổ trợ tư pháp[28], phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, trợ giúp pháp lý[29], kiểm soát thủ tục hành chính, thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Hoạt động tiếp công dân và tiếp nhận xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo được các cơ quan, đơn vị, các xã thực hiện đảm bảo các quy định của pháp luật, giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo của Nhân dân[30], không để tình trạng đơn thư kéo dài, vượt cấp và khiếu kiện tập thể gây mất ổn định về an ninh chính trị.
- Kết quả thanh tra: Thực hiện 04 cuộc thanh tra trong đó 02 cuộc thanh tra hành chính 02 cuộc thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan và Chủ tịch UBND xã về thực hiện các quy định của Luật Phòng chống tham nhũng, luật khiếu nại, luật tố cáo và luật tiếp công dân; qua thanh tra phát hiện những tồn tại trong công tác quản lý và phát hiện sai phạm về kinh tế, đã kiến nghị thu hồi và đã thu hồi được 100% số tiền sai phạm là 444.100.000.đ.
3. Cải cách hành chính, xây dựng chính quyền
- Tập trung chỉ đạo các phòng ban, ngành, các xã tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc và nâng cao chất lượng tham mưu.
- Triển khai kế hoạch cải cách hành chính, xây dựng và trình phê duyệt Đề án bộ phận một cửa liên thông tại UBND huyện; đẩy mạnh ứng dụng tin học trong thi hành công vụ. Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các phòng, ban và các đơn vị sự nghiệp đảm bảo số lượng, chất lượng[31]. Giải quyết tốt các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động theo đúng chế độ, quy định.
- Triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn huyện theo Kế hoạch của UBBC tỉnh, huyện. Toàn huyện thành lập 07 Ban bầu cử đại biểu HĐND huyện ở 7 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND huyện để bầu 31 đại biểu, 84 ban bầu cử đại biểu HĐND xã ở 84 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND xã để bầu 375 đại biểu, 114 tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu. Công tác bầu cử đã diễn ra thành công với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 99,9% bầu được 31 đại biểu HĐND cấp huyện, 373 đại biểu HĐND cấp xã đảm bảo cơ cấu theo quy định.
- Thực hiện kế hoạch triển khai đề án củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc Mông trong hệ thống chính trị cơ sở các xã địa bàn trọng yếu huyện Nậm Pồ giai đoạn 2016 - 2018. UBND huyện đã ra Thông báo cho các xã tiến hành ký kết lần 01 cho 15 nhân viên hợp đồng kể từ ngày 01/10/2016.
- Thực hiện tốt kế hoạch đào tạo cán bộ công chức, công tác thi đua, khen thưởng được chú trọng quan tâm, nhằm kịp thời động viên, khuyến khích người lao động phấn đấu trong lao động, sản xuất.
IV. Lĩnh vực quốc phòng - an ninh, đối ngoại
- Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình an ninh trật tự trên tuyến biên giới, nội địa, kịp thời xử lý các tình huống xảy ra. Các lực lượng phối hợp bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng trong các ngày lễ, tết. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch hệ thống trường bắn, thao trường huấn luyện Ban CHQS huyện và Ban CHQS các xã trình cấp trên phê duyệt. Tổ chức thành công diễn tập chiến đấu, phòng thủ xã Pa Tần, Nậm Chua, Phìn Hồ, ƯPBL và TKCN xã Nà Khoa, diễn tập ứng phó cháy rừng, TKCN xã Nà Hỳ. Triển khai tuyển quân, tuyển sinh Quân sự theo đúng kế hoạch, đảm bảo về số lượng, chất lượng theo quy định; tham gia và tổ chức huấn luyện theo quy định, chỉ đạo 19 cơ sở DQTV huấn luyện mở rộng. Tổ chức huấn luyện lực lượng DBĐV bảo đảm chất lượng. Tổ chức hội thao bắn súng cho lực lượng DQTV của huyện đảm bảo an toàn, đạt giải 3 toàn tỉnh và lựa chọn vận động viên tham gia hội thao cấp quân khu tổ chức. Thực hiện tốt cuộc kiển tra toàn diện của tỉnh và thanh tra quốc phòng đối với huyện về công tác QSQP địa phương năm 2016.
- Tình hình an ninh biên giới, vùng cao, nội địa, nội bộ, an ninh nông thôn ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, không để đột xuất, bất ngờ xảy ra; bảo vệ an toàn tuyệt đối Đại hội lần thứ XII của đảng, Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, các công trình trọng điểm, các đoàn đến thăm và làm việc tại địa bàn huyện, các hoạt động kỷ niệm, các ngày lễ, tết,...; đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, tỷ lệ điều tra khám phá cao (100%), không để oan sai, không đểlọt tội phạm, bảo vệ an toàn tuyệt đối nhà tạm giam, tạm giữ, công tác chuyển hóa địa bàn phức tạp về ANTT đạt hiệu quả cao; công tác quản lý cư trú, vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, ngành nghề kinh doanh có điều kiện chặt chẽ, hiệu quả hơn; tình hình di dịch cư tự do, xuất cảnh trái phép, tệ nạn xã hội, tội phạm về mai túy, buôn bán người vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp[32], đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Quan hệ hữu nghị, hợp tác với các huyện, tỉnh của nước CHDCND Lào tiếp tục được củng cố, tăng cường; các đơn vị chức năng đã chủ động phối hợp với lực lượng chức năng của các huyện thuộc nước CHDCND Lào thường xuyên trao đổi thông tin, đấu tranh, phòng chống có hiệu quả các loại tội phạm trên tuyến biên giới.
C. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại, hạn chế
-Tình hình thu nợ ngân sách trên địa bàn đạt thấp, tổng giá trị sản xuất năm 2016 không đạt kế hoạch giao; tình trạng phá rừng làm nương vẫn còn xảy ra; chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đầu tư thâm canh còn hạn chế. Ý thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường chưa cao.
- Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các xã. Tỷ lệ học sinh đi học không chuyên cần ở một số xã còn cao, phòng học chức năng còn thiếu đặc biệt là cấp học Mầm non.
- Công tác quản lý đất đai, quản lý khoáng sản chưa khai thác của cấp xã còn yếu.
- Việc thực hiện một số chương trình mục tiêu y tế, đạt biệt là chương trình tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phòng bệnh. Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn xảy ra; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên; tỷ lệ sinh con thứ 3 còn quá cao so với tiêu chí quốc gia về y; sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương một số xã với công tác y tế còn hạn chế.
- Tình hình ANCT - TTATXH trên địa bàn vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp như tình hình di dịch cư tự do, xuất cảnh trái phép, tai tệ nạn xã hội, còn xảy ra; tội phạm về ma túy, buôn bán người.
- Chất lượng một bộ phận cán bộ công chức chậm chuyển biến, nhất là ở cấp xã, một số trường hợp chuyên môn còn yếu. Công tác cải cách hành chính chưa có chuyển biến rõ rệt, chế độ thông tin báo cáo còn chậm so với quy định; chưa kịp thời, chủ động đề xuất với UBND huyện thực hiện nhiệm vụ theo chức năng; việc phối hợp tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị, UBND xã có lúc còn chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao đã làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện trong thời gian qua.
- Một bộ phận Nhân dân chưa nắm bắt kịp thời chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; chưa tích cực tăng gia sản xuất, còn có tư tưởng chỉ cần làm đủ ăn và trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
2. Nguyên nhân
Bên cạnh những yếu tố khách quan về điều kiện tự nhiên, về đặc điểm dân cư, nguồn lực đầu tư hạn chế là những khó khăn chung của huyện thì nguyên nhân chủ quan của những tồn tại, hạn chế là:
- Công tác xây dựng kế hoạch của các phòng, cơ quan chuyên môn chưa sát thực tế, các chỉ tiêu về giá trị sản xuất theo giá thực tế của ngành nông - lâm nghiệp không đạt kế hoạch (do tính lũy kế tiền dịch vụ chi trả môi trường rừng năm 2016 không đúng vì tổng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2015 là bao gồm cả năm 2014 và 6 tháng năm 2013, chứ không phải là tổng của năm 2015). Giá trị sản xuất theo giá thực tế của ngành xây dựng không đạt kế hoạch giao vì số doanh nghiệp trên địa bàn ít, hoạt động kém hiệu quả, một số doanh nghiệp đang trong giai đoạn tạm ngừng hoạt động, các công trình đầu tư xây dựng do các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thực hiện chủ yếu là các công trình nhỏ ngoài ra các công trình xây dựng của hộ cá nhân thực hiện phát sinh ít, giá trị xây dựng nhỏ, từ đó kéo theo chỉ tiêu về dịch vụ cũng không đạt kế hoạch.
- Đời sống của Nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu; người đồng bào dân tộc Mông bị ảnh tôn giáo ở một số xã, bản không hợp tác với công tác y tế.
- Còn có cơ quan, đơn vị và một số cán bộ, công chức, viên chức chưa chủ động, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, ý thức và tinh thần tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn chưa cao.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG AN NINH NĂM 2017
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Năm 2017 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ II và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Tuy nhiên, dự báo là năm kinh tế tiếp tục khó khăn, vốn đầu tư có hạn, trong khi đó nhu cầu đầu tư lớn; nguồn thu trên địa bàn huyện hạn chế. Thời tiết, tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường. Tình hình hoạt động tuyên truyền ”Vương quốc Mông”, hoạt động lợi dụng tôn giáo còn tiềm ẩn nhân tố phức tạp, hoạt động của tội phạm ma túy, tội phạm mua bán người chưa có chiều hướng giảm; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, điều kiện sản xuất và đời sống của đại bộ phận dân cư còn rất khó khăn, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ nhất là giao thông, y tế. Các ngành nghề nông thôn chậm phát triển tạo nên những thách thức rất lớn cho chính quyền địa phương.
1. Những thuận lợi cơ bản
- Chính trị, xã hội ổn định, Nhân dân đoàn kết tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; quốc phòng an ninh được tăng cường, công tác đối ngoại được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và các Sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh, đây là điều kiện thuận lợi để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh, bền vững, từng bước hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
2. Những khó khăn chủ yếu
- Xuất phát điểm thấp, hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội còn rất nhiều khó khăn, nhu cầu đầu tư lớn trong khi đó nguồn lực đầu tư của Trung ương, của tỉnh có hạn, không đáp ứng nhu cầu.
- Địa hình hiểm trở, Nhân dân sống không tập trung, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất, phong tục tập quán lạc hậu; tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp.
- Tỷ lệ hộ nghèo cao, kết quả xoá đói giảm nghèo chưa bền vững, tình hình di cư tự do, tai tệ nạn xã hội, tuyên truyền đạo trái pháp luật ở một số địa bàn còn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp.
II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư phát triển hạ tầng, thực hiện giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển sự nghiệp y tế, giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống Nhân dân. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng.
2. Chỉ tiêu cụ thể
(1) Tổng giá trị sản xuất theo giá thực tế ước đạt 662,08 tỷ đồng. Trong đó: Ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản ước đạt 334,58 tỷ đồng, chiếm 50,5%; Công nghiệp - Xây dựng ước đạt 157,01 tỷ đồng, chiếm 23,7 %; Dịch vụ ước đạt 170,50 tỷ đồng, chiếm 25,8%.
(2) Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2017 ước đạt 18.005,5 tấn; trong đó: thóc 15.274,9 tấn ( thóc ruộng 8.696,8 tấn); lương thực có hạt bình quân đầu người đạt 354,8 kg/người/năm.
(3) Tổng đàn gia súc đạt 62.886 con (Trong đó: Trâu: 19.580 con, bò 4.087 con, lợn 39.219 con); tổng đàn gia súc khác 9.633 con (ngựa 498 con; dê 9.135 con); đàn gia cầm tăng trên 137.368 con.
(4) Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện năm 2017 ước đạt 114,8 ha, sản lượng nuôi trồng đạt 137,9 tấn, sản lượng khai thác đạt trên 6,1 tấn.
(5) Trồng mới 106,23 ha rừng (rừng phòng hộ 50 ha, rừng sản xuất 50 ha và rừng thay thế 6,23 ha); chăm sóc rừng trồng mới 116,41 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 39,4%.
(6) Thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 5.610 triệu đồng.
(7) Tổ chức cho người đang sử dụng đất nông nghiệp thực hiện kê khai và đăng ký đất đai 06 xã (Nà Hỳ, Nà Khoa, Si Pa Phìn, Chà Cang, Phìn Hồ, Chà Tở). Tiếp tục triển khai Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn (cộng nhận quyền sử dụng đất) cho các hộ gia đình, cá nhân bản Mới 1 và 2, xã Chà Cang, bản Nà Hỳ 1, 2, 3, Huổi Hoi, Sín Chải 1 và 2, xã Nà Hỳ. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn (công nhận quyền sử dụng đất) cho các hộ gia đình, cá nhân tại các bản trung tâm các xã Si Pa Phìn, Nậm Khăn, Pa Tần. Giao đất lâm nghiệp có rừng còn lại cho các chủ rừng. Giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng có nhu cầu theo thẩm quyền. Lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ về đất thuộc các công trình, dự án trên địa bàn huyện.
(8) Duy trì 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại thuận lợi.
(9) Phấn đấu 15/15 trung tâm xã có điện, 94/131 bản có điện, tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 66,52%;
(10) Hoàn thành và đưa vào sử dụng 04 công trình thủy lợi, đưa số kênh được cứng hóa của toàn huyện lên 82,5 km, phục vụ tưới trên 87% diện tích lúa vụ Chiêm - Xuân, trên 50% diện tích lúa vụ Mùa. Cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất.
b. Về văn hoá - xã hội
(1) Năm học 2017 - 2018 toàn huyện có 48 trường, 870 lớp, 18.026 học sinh. Trong đó: 16 trường mầm non, với 293 lớp, nhóm trẻ; 16 trường tiểu học, với 418 lớp và 16 trường THCS, với 159 lớp. Phấn đấu 24/48 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt 49%; 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học; 99,8% học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS.
- Công tác Phổ cập giáo dục: Duy trì 15/15 xã đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi; công nhận 15/15 xã đạt chuẩn phổ cập GDTH mức độ 2; công nhận 9/15 xã đạt chuẩn PCTHCS mức độ 2, duy trì 15/15 xã đạt chuẩn PCTHCS mức độ 1.
- Có 6/15 xã, đạt tỷ lệ 40% các xã có các trường Mầm non, Tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất.
- Kiên cố hóa trường lớp học: Có 72% số phòng học là phòng kiên cố; 100% trường học có tường bao, công trình phụ trợ; 100% các trường ở trung tâm được trang bị đủ phòng nội trú, 80% trường được trang bị phòng học chức năng.
(2) Phấn đấu 43% gia đình đạt chuẩn văn hóa; 29% số bản đạt chuẩn văn hóa; 66% số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Phấn đấu phát triển mới từ 01 đến 02 điểm Bưu điện văn hóa xã, 100% các xã có internet, số thuê bao điện thoại đạt 60 thuê bao/100 dân.
(3) Thực hiện tốt các chính sách xã hội, 100% số người nghèo và các đối tượng xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
(4) Tổ chức cai nghiện ma túy cho 80 người nghiện, trong đó cai tại gia đình, cộng đồng 65 người, cai tại trung tâm 15 người. Duy trì 04 xã điểm lành mạnh không có tệ nạn xã hội.
(5) Giải quyết việc làm mới cho khoảng 450 lao động, đào tạo nghề cho 535 lao động, xuất khẩu lao động 07 người; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017 còn khoảng 63,52%.
(6) Chỉ tiêu về y tế: Đến năm 2017 bình quân có 6,6 bác sỹ/vạn dân, thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, các chương trình mục tiêu y tế; 95% số bản có y tế bản. Tỷ lệ sinh giảm 0,6‰; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng theo cân nặng 24%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ các loại vácxin đạt 87%; phấn đấu có 40% số xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã.
(7) Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 75%.
(8) Tỷ lệ hộ được phủ sóng truyền hình Việt Nam đạt 100%, truyền hình tỉnh đạt 76,3%; tỷ lệ số hộ nghe được Đài tiếng nói VN đạt 74,1%, đài Phát thanh tỉnh đạt 74,1%.
c. Quốc phòng - an ninh và đối ngoại
- Quốc phòng: Thực hiện tốt nhiệm vụ công tác quân sự - quốc phòng địa phương, tổ chức giáo dục quốc phòng - an ninh cho các đối tượng đạt 100% kế hoạch. Quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng quân dự bị, công tác tuyển quân đạt 100% chỉ tiêu giao.
- An ninh: Đảm bảo ANTT trên địa bàn huyện; không để đột xuất bất ngờ xẩy ra; không để hoạt động tuyên truyền “Vương quốc Mông”, hoạt động lợi dụng tôn giáo có diễn biến phức tạp; kiềm chế các loại tội phạm, đấu tranh hiệu quả với tội phạm ma túy, tội phạm mua bán người, hạn chế xẩy ra các vụ trọng án, tỷ lệ điều tra án đạt 100%; tăng cường công tác quản lý nhà nước về ANTT, giảm thiểu tai nạn giao thông về cả 3 tiêu chí.
- Đối ngoại: Duy trì, tăng cường công tác đối ngoại với các huyện thuộc tỉnh Phong Sa Ly nước CHDCND Lào.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Phát triển kinh tế
1.1. Phát triển Nông - Lâm nghiệp, thủy sản
- Về nông nghiệp: Chỉ đạo sản xuất nông nghiệp đảm bảo đúng lịch thời vụ và cơ cấu giống phù hợp, thâm canh lúa, tăng vụ đối với ngô, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thử nghiệm đưa vào sản xuất những giống mới có năng suất, chất lượng cao như lúa J02 (đã thử nghiệm ở Mường Ảng). Khuyến khích Nhân dân trồng lúa vụ đông ở địa bàn các xã vùng cao; cung ứng đủ, kịp thời và đảm bảo chất lượng các loại giống cho nông dân; đẩy mạnh công tác khai hoang, phục hóa mở rộng diện tích lúa trong vùng quy hoạch; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao; triển khai đồng bộ các biện pháp phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Khuyến khích phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, lạc, rau...để khai thác khả năng canh tác trên đất một vụ lúa, nhằm tăng hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập và mức sống của người dân. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, triển khai và nhân rộng các mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp có hiệu quả. Rà soát nhu cầu phát triển thuỷ lợi; đầu tư mới, tu sửa, nâng cấp phát huy hiệu quả các công trình thuỷ lợi đã có, đảm bảo nhu cầu nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất.
- Về lâm nghiệp: Thực hiện tốt kế hoạch trồng, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ, chăm sóc rừng. Tiếp tục rà soát diện tích đất có rừng hiện có để giao đất, giao rừng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật bảo vệ và phát triển rừng, củng cố kiện toàn Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng và bảo vệ rừng; Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, ngăn chặn kịp thời tình trạng chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép, lấn chiếm đất rừng, vận chuyển và mua bán lâm sản trái pháp luật.
- Chăn nuôi - Thủy sản: Xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, triển khai có hiệu quả các đợt tiêm phòng gia súc, gia cầm và vệ sinh tiêu độc, khử trùng; thực hiện tốt công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ. Tận dụng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, bảo vệ, khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy sản gắn với bảo vệ nguồn nước. Thực hiện việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao.
1.2. Giao thông, công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng
- Tập trung đảm bảo giao thông trước, trong và sau mùa mưa lũ trên các tuyến đường từ huyện đến trung tâm các xã, đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận lợi. Đầu tư mở mới, cải tạo nâng cấp các dự án hạ tầng giao thông (như biểu danh mục dự án kèm theo kế hoạch) nhằm từng bước cứng hóa các tuyến đường trục bản, đường nội bản. Quản lý, chỉ đạo các xã thực hiện việc xây dựng nông thôn mới, vệ sinh đường thôn, bản sạch, khơi thông hệ thống thoát nước trên các tuyến đường do bản, xã quản lý.
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch lập lại hành lang an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ và các tuyến đường tại trung tâm các xã trên địa bàn huyện, quản lý chặt chẽ đất dành cho hành lang an toàn giao thông đường bộ.
- Quản lý tốt các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, khuyến khích phát triển các cơ sở chế biến nông sản và sản xuất gạch không nung trên địa bàn.
- Duy trì và phát triển các ngành nghề tiêu thủ công nghiệp như (nghề rèn tại xã Si Pa Phìn; Phìn Hồ và nghề mây tre đan tại xã Nậm Khăn).
- Tăng cường công tác quản lý quy hoạch đô thị huyện lỵ Nậm Pồ và quy hoạch xây dựng NTM các xã trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện.
1.3. Phát triển các ngành dịch vụ
a) Phát triển dịch vụ thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội
- Quản lý tốt các chợ ở trung tâm xã, cụm xã, khuyến khích các chợ đa dạng các mặt hàng bày bán trong chợ. Tăng cường quảng bá các sản phẩm có giá trị trên địa bàn huyện, nhất là các mặt hàng nông sản.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện cấp đổi, cấp mới giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép bán lẻ thuốc lá, rươu bia. Phối hợp cùng tổ liên ngành, đội quản lý thị trường số 10 tăng cường về công tác quản lý thị trường, niêm yết giá, giá thành các loại sản phẩm thuộc bình ổn giá theo quy định. Ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về giá, hàng kém chất lượng, hàng giả trên địa bàn.
b) Vận tải, bưu chính viễn thông
- Tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải trên địa bàn huyện đảm bảo đáp ứng nhu cầu của Nhân dân trên địa bàn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường Bưu chính, viễn thông. Dịch vụ bưu chính đảm bảo việc vận chuyển, phân phát các tuyến đường thư nhanh chóng, kịp thời; dịch vụ viễn thông tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng yêu cầu giao dịch, thông tin liên lạc của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và Nhân dân.
1.4. Phát triển các thành phần kinh tế
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tại địa phương phát triển; khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến đầu tư trên địa bàn huyện, nhất là thu hút nhà đầu tư phát triển gạch không nung nhằm xóa bỏ dần lò gạch đất nung bằng thủ công theo lộ trình của UBND tỉnh. Khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế hộ, trang trại.
1.5. Tài chính, tiền tệ
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhiệm vụ thu, chi ngân sách. Tăng cường công tác quản lý điều hành ngân sách, hướng dẫn các đơn vị dự toán, các xã thực hiện tốt Luật ngân sách Nhà nước, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí; các đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo chi trong phạm vi dự toán được duyệt; kiểm soát chi chặt chẽ, đảm bảo chi đúng, đủ, tiết kiệm, hiệu quả.
2. Phát triển văn hóa - xã hội
2.1. Lao động, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xoá đói, giảm nghèo
- Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động:
+ Tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy nghề; làm tốt công tác tư vấn học nghề, việc làm để người lao động lựa chọn nghề phù hợp với nhu cầu, định hướng phát triển và thị trường lao động, đảm bảo người lao động sau học nghề có việc làm và thu nhập ổn định từ nghề đã học.
+ Thực hiện giải quyết việc làm thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi; đồng thời khuyến khích, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn nhận lao động người địa phương tham gia thực hiện các công trình xây dựng tại huyện nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, đồng thời tiếp tục thực hiện tuyên truyền, tư vấn cho người lao động tham gia học nghề, xuất khẩu lao động.
- Xoá đói, giảm nghèo, an sinh xã hội: Tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện để từng bước nâng cao thu nhập của người dân, triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chương trình, dự án mô hình giảm nghèo.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền cấp xã và người nghèo để người nghèo có ý thức tự lực vươn lên, không cam chịu đói nghèo; thực hiện tốt công tác rà soát hộ nghèo, xác định đúng thực trạng hộ nghèo, nguyên nhân nghèo để có giải pháp giảm nghèo phù hợp; huy động sự vào cuộc của chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư trong tổ chức thực hiện và đánh giá, giám sát các chính sách giảm nghèo trên toàn huyện nhằm phát huy hiệu quả của các chương trình giảm nghèo; đồng thời gắn công tác xóa đói giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
2.2. Giáo dục - Đào tạo
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục một các toàn diện, hiệu quả, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tiếp tục củng cố mạng lưới trường, lớp, xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong trong tác quản lý, tăng cường ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. Thực hiện tốt các chế độ chính sách cho nhà giáo và học sinh đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng.
- Xây dựng phong trào khuyến học, khuyến tài ở các xã, bản, dòng họ trên địa bàn.
2.3. Dân số - Y tế - Trẻ em - Xã hội
- Dân số: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nội dung, hình thức cách tiếp cận phù hợp với từng nhóm đối tượng; mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ sinh sản - KHHGĐ; thực hiện mục tiêu giảm sinh vững chắc, tuyên truyền giảm tình trạng sinh con thứ 3 trở lên.
- Y tế: Chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng các dịch vụ y tế, tạo điều kiện để người dân được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản và tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; tăng cường giám sát, kịp thời xử lý không để dịch bệnh lớn xảy ra. Đảm bảo cung ứng thuốc, quản lý chặt chẽ giá thuốc và các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn huyện. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế; nâng cao chất lượng và tỷ lệ tiêm chủng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, giảm tỷ suất chết trẻ dưới 5 tuổi.
- Công tác trẻ em: Từng bước xây dựng môi trường sống thân thiện với trẻ em, tổ chức thực hiện tốt chương trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, xây dựng xã phù hợp với trẻ em.
- Chủ động nắm bắt tình hình người nghiện để xây dựng kế hoạch tổ chức cai nghiện đạt hiệu quả; nêu cao vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và gia đình trong quản lý, giúp đỡ người nghiện sau cai, phòng chống tái nghiện; tư vấn, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
2.4. Khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường
- Khoa học, công nghệ: Khuyến khích các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân nghiên cứu và tiến hành chuyển giao khoa học, công nghệ trên địa bàn huyện, nhất là việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp điều kiện phát triển trên địa bàn.
- Tài nguyên và môi trường:
+ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn (cộng nhận quyền sử dụng đất) cho các hộ gia đình, cá nhân bản Mới 1 và 2, xã Chà Cang, bản Nà Hỳ 1, 2, 3, Huổi Hoi, Sín Chải 1 và 2, xã Nà Hỳ với khoảng 727 hộ.
+ Tiếp tục thực hiện Kế hoạch kê khai đăng ký đất đai xã Nậm Chua.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đến đông đảo người dân trên địa bàn huyện, tuyên truyền, hướng dẫn người dẫn sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu mức độ gia tăng gây ô nhiễm môi trường.
+ Kiểm tra công tác quản lý nhà nước về đất đai, quản lý nhà nước về các hoạt động khoáng sản, công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn nhằm chấn chỉnh công tác quản lý đối với chính quyền các xã; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, khai thác khoáng sản.
+ Chỉ đạo UBND các xã phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư trong công tác khảo sát, thiết kế công trình dự án; phối hợp với chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng thực hiện công tác tuyên truyền về chủ trương thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, thực hiện công tác đo đạc quy chủ, kiểm kê, kiểm đếm và xác minh nguồn gốc đất cho người có đất bị thu hồi.
2.5. Dân tộc, tôn giáo
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các chính sách dân tộc trên địa bàn.
- Thực hiện công tác đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong đồng bào dân tộc thiểu số.
- Quản lý tốt hoạt động của các Tôn giáo trên địa bàn, thường xuyên rà soát nắm chắc các hoạt động của các điểm nhóm đạo. Tăng cường gặp mặt, đối thoại với các trưởng điểm nhóm đạo để tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phát triển kinh tế, bảo vệ rừng, đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn. Giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp nảy sinh có liên quan đến Tôn giáo ở cơ sở, tăng cường công tác ngăn chặn các hoạt động tuyên truyền đạo trái pháp luật. Tiếp tục rà soát, bổ sung các điểm nhóm tôn giáo có đủ điều kiện theo quy định đề xuất cho đăng ký hoạt động.
2.6. Văn hoá, thể thao và Phát thanh - Truyền hình
- Đẩy mạnh hoạt động công tác tuyên truyền các sự kiện, nhiệm vụ chính trị của Đất nước, của tỉnh và huyện nhân các ngày lễ lớn trong năm 2017. Tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống tham nhũng; phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống ma túy; an toàn giao thông. Tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh, huyện. Tổ chức Đại hội thể dục, thể thao các cấp theo kế hoạch.
- Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới; xã hội hóa văn hóa, thể thao gắn với phát triển sâu rộng các phong trào văn hóa, thể dục, thể thao trong các địa bàn dân cư. Tổ chức thực hiện tốt hoạt động chiếu bóng vùng cao phục vụ Nhân dân.
- Phát thanh truyền hình: Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phát thanh truyền hình trên địa bàn, đảm bảo đáp ứng tốt hơn yêu cầu tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến đông đảo Nhân dân trên địa bàn huyện. Phấn đấu sản xuất 01 Chương trình truyền hình cơ sở/tuần, 52 chương trình/năm; Sản xuất 02 Chương trình phát thanh/tuần, 100 chương trình/năm.
3. Tư pháp, cải cách hành chính
- Triển khai thực hiện hiệu quả và đồng bộ các hoạt động tư pháp trên địa bàn huyện. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tư pháp ở cơ sở, triển khai thực hiện các hoạt động hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp; hỗ trợ pháp lý cho người nghèo theo chương trình Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.
- Tiếp tục triển khai các nội dung về cải cách hành chính theo Nghị quyết 30c/NQ-CP, ngày 08/11/2011 của Chính phủ trên cơ sở căn cứ vào điều kiện thực tế của huyện trong đó tập trung vào các nội dung về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; nâng cao chất lượng ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND các cấp; ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phần mềm phù hợp trong thực thi công vụ nhằm từng bước hiện đại hóa nền hành chính; Triển khai tổ chức thực hiện bộ phận một cửa, một cửa liên thông tại UBND huyện và một số xã có đủ điều kiện. Thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính trong các cơ quan, đơn vị; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở.
4. Về công tác tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền địa phương
Tiếp tục sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị sự nghiệp theo hướng đảm bảo về số lượng và chất lượng nâng cao công tác tham mưu, giúp việc cho UBND huyện. Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Thực hiện tốt các các nội dung theo Kế hoạch xây dựng củng cố chính quyền cơ sở trong sạch vững mạnh giai đoạn 2015 - 2020. Thực hiện công tác đào tạo ngắn hạn, dài hạn theo Kế hoạch đào tạo của UBND huyện; Tăng cường cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, các lớp bồi dưỡng về LLCT, QLNN để từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức theo yêu cầu nhiệm vụ.
Thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo quy định. Đảm bảo các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách; thực hiện tốt công tác thi đua - khen thưởng, phát động các phong trào thi đua yêu nước nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu xuất trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, công chức.
5. Công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng, lãng phí
Tăng cường công tác phòng ngừa tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh công tác thanh tra phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, quản lý vốn và tài sản Nhà nước, quản lý đất đai. Tăng cường công tác thanh tra hành chính, kiểm tra, xử lý dứt điểm các nội dung kết luận sau thanh tra, kiểm toán; chú trọng nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân, không để xẩy ra những vấn đề nổi cộm, khiếu kiện đông người.
6. Quốc phòng - an ninh và đối ngoại
Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và đảm bảo ANCT và trật tự an toàn xã hội; giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, tạo môi trường chính trị ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội. Củng cố và nâng cao chất lượng xây dựng nền quốc phòng toàn dân và An ninh nhân dân trong tình hình mới; xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, hệ thống phòng thủ vững chắc, sẵn sàng đối phó kịp thời với mọi tình huống xảy ra trên địa bàn.
Duy trì tốt công tác giao ban, phối hợp trao đổi tình hình với các địa phương, đơn vị chính quyền của nước bạn Lào, tăng cường nắm tình hình, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, đảm bảo ANTT dọc tuyến biên giới Việt - Lào.
7. Xây dựng nông thôn mới
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về thực hiện mục tiêu xây dựng NTM. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban chỉ đạo, các thành viên Ban chỉ đạo huyện; Ban chỉ đạo, Ban quản lý các xã, Ban phát triển bản và các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở trong việc chỉ đạo, tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết chung sức xây dựng nông thôn mới năm 2017 như: Hiến đất, góp ngày công, ....
Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư xây dựng NTM trên tinh thần Nhà nước và Nhân dân cùng làm, trong đó nguồn lực đầu tư của Nhà nước là quan trọng, nguồn lực đầu tư, đóng góp của Nhân dân, của xã hội là yếu tố quyết định sự thành công để từng bước hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
8. Thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư
Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước và các nguồn tài trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình dự án, đồng thời coi trọng công tác kiểm tra đảm bảo chất lượng xây dựng của các dự án đầu tư.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng xây dựng công trình đầu tư từ nguồn NSNN; công tác quản lý giám sát đầu tư theo đúng quy định của Chính phủ, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng, ngăn ngừa tình trạng lãng phí, thất thoát trong xây dựng cơ bản.
Kế hoạch đầu tư năm 2017: Tiến hành tiếp chi các dự án đang triển khai thực hiện trên địa bàn, đảm bảo theo quy định. Tổ chức rà soát, lựa chọn các dự án để đầu tư theo thứ tự ưu tiên khi có nguồn vốn được giao (Chi tiết danh mục các dự án đầu tư năm 2017 như phụ biểu kèm theo).
Trên đây là Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2017 của huyện Nậm Pồ./.
[1] Thực hiện 34 lượt điều tra định kỳ trên cây lúa, 12 lượt điều tra bổ sung, 06 công tác dự tính, dự báo. Mở 06 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân về biện pháp về phòng trừ sinh vật hại tổng hợp IBM, tại 06 xã với 180 hộ dân tham gia.
[2] Đã thực hiện 15/15 xã với tổng số hộ được phun là 3.574 hộ/125 bản và 03 chợ, tổng số hóa chất phun là 630 lít; Tổng số vacxin tụ huyết trùng trâu, bò tiên được 10.850 liều, LMLM 10.850 liều, vacxin nhiệt thán tiêm được 2.200 liều, vacxin dịch tả lợn tiêm được 6.600 liều. Tổng số vacxin ung khí thán tiêm được 1.000 liều, vacxin tụ huyết trùng lợn 6.600 liều, công tác tiên phòng vacxin dại cho chó, mèo tiêm được 679 liều.
[3]Tổ chức theo Kế hoạch tết trồng cây năm 2016, trồng được 800 cây ; Hạt Kiểm lâm huyện triển khai trồng 25.000 cây tại các xã.
[4] Làm chết 87 con trâu, 141 con nghé, 45 con bò, 12 con bê, 02 con ngựa, 140 con dê và 9 ha lúa.
[5] Làm vỡ 22.814 tấm lợp fiproximang, 1.978 tấm nóc fiproximang; tốc mái 2.363 m2 tôn, 259m nóc tôn; 01 điểm trường và 01 nhà dân bị sập; bị trôi 03 xe máy, 01 con trâu bị chết.
[6] Nậm Tin 2 hộ, 12 khẩu; Nà Bủng 11 hộ, 55 khẩu; Chà Nưa 25 hộ, 119 khẩu; Chà Tở 26 hộ, 163 khẩu.
[7] 02 hộ, 10 khẩu của Bản Nậm Nhừ 3 xã Nậm Nhừ di cư sang Lào; 02 hộ, 16 khẩu của Bản Huổi Khương xã Pa Tần di cư sang huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
[8] Xã Nà Bủng (7 hộ, 42 khẩu), xã Chà Tở (31 hộ, 191 khẩu), xã Nậm Nhừ (2 hộ, 12 khẩu), xã Chà Nưa (3 hộ, 18 khẩu), xã Nà Hỳ (2 hộ, 8 khẩu), xã Phìn Hồ (22 hộ, 121 khẩu).
[9] Mô hình nuôi Trâu 8con/8 hộ/xã tại Nà Bủng, Chà Cang, Chà Nưa; mô hình trồng Sa nhân tại xã Chà Tở với quy mô 5ha.
[10] Kế hoạch 2016 là 42,44 tỷ đồng.
[11] Trong đó: Sự nghiệp giáo dục 16 dự án, xã Nà Hỳ 02 dự án, xã Nậm Khăn 02 dự án, Văn phòng UBND huyện 01 dự án, Ban QLDA huyện 01 dự án.
[12] Năm 2015 là 145,67 tỷ đồng.
[13] Tổ chức, thực hiện thống kê đất đai năm 2015; Hoàn thiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2016; Kiểm tra công tác bàn giao thực địa về giao đất, giao rừng; Kiểm tra lò gạch thủ công sử dụng nhiên liệu hóa thạch tại trung tâm huyện.
[14] Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB các dự án: Nâng cấp đường cứu hộ, cứu nạn Nà Hỳ - Nà Bủng huyện Mường Nhé nay là huyện Nậm Pồ (lần 1); Đường ra biên giới Nà Hỳ - Huổi Sam Lang - Mốc 60, xã Nà Hỳ; Xây dựng trường THPT Nậm Pồ, huyện Nậm Pồ; Đường lưới điện vào trụ sở xã Nậm Chua, xã Nậm Nhừ, bản Nà Hỳ 1, huyện Nậm Pồ; Xây dựng trạm Y tế xã Nậm Tin; Xây dựng trạm Y tế xã Nậm Chua; Xây dựng trạm Y tế xã Nậm Nhừ; Đường bê tông nội bản mới 1, 2 xã Chà Cang; Thủy lợi Nà Khuyết (Phiêng Chuông, Phiêng Ban), xã Chà Cang; Mở rộng khuân viên và diện tích đất để bảo vệ, phát triển rừng nhằm bảo vệ nguồn nước khu vực trụ sở xã Vàng Đán. Thu hồi tự nguyện trả lại đất:245,3 m² đất của 11 hộ gia đình tại các xã: Nậm Nhừ, Nậm Chua, Nà Hỳ xây dựng Đường lưới điện vào trụ sở xã Nậm Chua, xã Nậm Nhừ, vào bản Nà Hỳ 1, xã Nà Hỳ; 3.232 m² đất nông nghiệp của 01 hộ tại bản Nậm Chua 4, xã Nậm Chua để thực hiện dự án: Xây dựng trạm Y tế xã Nậm Chua; 3.228 m² của 01 hộ tại bản Nậm Nhừ 3, xã Nậm Nhừ để thực hiện dự án: Xây dựng trạm Y tế xã Nậm Nhừ; 4.033,8 m² của 61 hộ gia đình, cá nhân tại bản Mới 1, 2 xã Chà Cang để thực hiện công trình: Đường bê tông nội bản mới 1, 2 xã Chà Cang; 5.065,3 m² đất của 25 hộ gia đình tại bản Nà Khuyết, xã Chà Cang để thực hiện công trình: Thủy lợi Nà Khuyết (Phiêng Chuông, Phiêng Ban); Thông báo thu hồi đất các công trình dự án: Xây dựng Nhà văn hóa xã Nà Hỳ; Tái định cư các hộ dân, chỉnh trị dòng chảy suối Nậm Pồ; Xây dựng trụ sở làm việc Chi Cục thuế huyện Nậm Pồ; Đường km 45 (Đường Na Pheo – Si Pa Phìn – Mường Nhé) – Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ (Đoạn nhánh rẽ vào trung tâm huyện có chiều dài L=6,552 km); Đồn biên phòng Nà Bủng, xã Nà Bủng; Xây dựng Trạm y tế xã Na Cô Sa; Xây dựng Trạm y tế xã Vàng Đán. Thu hồi 10.988 m² đất nông nghiệp của 02 hộ tại bản Nậm Tin 2, xã Nậm Tin. Bàn giao đất trên thực địa Đồn biên phòng 415, xã Nậm Nhừ cho Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh.
[15] 04 trường MN là Vàng Đán, Nậm Chua, Nậm Tin, Nậm Nhừ đã gửi tờ trình thành lập vào tháng 11/2016, 01 trường MN Nậm Pồ sẽ thành lập vào tháng 01/2017.
[16] 01 trường Tiểu học Nậm Pồ sẽ thành lập vào tháng 01/2017.
[17] 04 trường THCS là Vàng Đán, Nậm Chua, Nậm Tin, Nậm Nhừ đã có Quyết định thành lập, 01 trường THCS Nậm Pồ sẽ thành lập vào tháng 01/2017.
[18] Trong kỳ báo cáo, tổng số lần khám bệnh là 51.158 lượt, bệnh nhân điều trị nội trú: 3.672 lượt người, bệnh nhân điều trị ngoại trú: 286 lượt người, bệnh nhân tuyến xã kê đơn, cấp thuốc: 36.319 lượt người. Có 4/15 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã, đạt tỷ lệ 26,7%.
[19]Đã thành lập được 48 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành (trong đó: Tuyến huyện huyện 03; tuyến xã 45 đoàn). Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện 75/515 cơ sở vi phạm, đã tiến hành xử phạt 03 cơ sở với số tiền 1.400.000 đồng (Một triệu bốn trăm nghìn đồng chẵn). Sử dụng ấn chỉ của Đội quản lý Thị trường số 10 để xử phạt.
[20] Thăm, tặng quà cho 76 gia đình chính sách và 12 thân nhân cán bộ chiến sỹ đang công tác ở địa bàn Biên giới, với tổng số tiền 36,6 triệu đồng; tiếp nhận 75 suất quà của Chủ tịch nước cho người có công và thân nhân người có công, với số tiền là 15,2 triệu đồng; Cấp 83 thẻ BHYT cho người có công và thân nhân người có công, giải quyết chế độ mai táng phí theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg cho 02 trường hợp, với tổng số tiền 26,95 triệu đồng.
[21] Dịp tết nguyên đán 2016 hỗ trợ gạo cho 171 hộ nghèo (761 nhân khẩu), với tổng số gạo là 11.415 kg; tiếp nhận 1.316 xuất quà, với trị giá khoảng 376,8 triệu đồng và một số nhu yếu phẩm khác (mì tôm, cá hộp, dầu ăn......) hỗ trợ các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em mồ côi....., các đối tượng bảo trợ xã hội. Quyết định hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên cho 22 đối tượng. Tiếp nhận, hỗ trợ gạo cứu đói giáp hạt cho 1.290 hộ nghèo (6.492 nhân khẩu) với tổng số gạo là 97.380 kg.
[22] Phối hợp khám sàng lọc cho 66 trẻ em khuyết tật, trong đó có 20 trẻ em có giấy hẹn đăng ký phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; thăm hỏi, tặng quà 08 cháu đang nuôi dưỡng tại làng trẻ SOS Điện Biên Phủ, và Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh ; hỗ trợ 03 trẻ mồ côi tham dự Chương trình truyền hình trực tiếp « Cặp lá yêu thương », 04 cháu tham dự Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập đội TNTP tại tỉnh Điện Biên, 04 gia đình có trẻ em phẫu thuật tim bẩm sinh thông tim tại BV tim Hà Nội, tổng kinh phí hỗ trợ 19,5 triệu đồng. Tặng quà, trao học bổng cho 35 trẻ em, hỗ trợ 14 trẻ em đi phẫu thuật tại BV Đa khoa tỉnh, 01 trẻ em đi dự Hội nghị gặp mặt Chủ tịch nước tại Hà Nội, tổng kinh phí hỗ trợ 17,5 triệu đồng. Thăm hỏi, tặng quà cho 45 trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK nhân dịp tết trung thu với số tiền 19,5 triệu đồng. Hỗ trợ 02 gia đình có trẻ em đi phẫu thuật tại Điện Biên số tiển 2 triệu đồng.
[23] Thời điểm báo cáo đã sản xuất 47 Chương trình truyền hình địa phương, 46 Chương trình phát thanh, 292 tin, 101 bài viết đủ các thể loại phát trên sóng đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.
[24] Hỗ trợ 01 phần quà cho người có uy tín gặp khó khăn, trị giá 500 nghìn đồng; tặng 127 phần quà trong dịp tết Nguyên đán năm 2016 với tổng kinh phí 51,3 triệu đồng.
[25] Hỗ trợ đất sản xuất tổng kinh phí được giao 9,255 tỷ đồng (không thực hiện được) huyện đã đề xuất chuyển đổi nguồn kinh phí sang đầu tư sửa chữa, xây mới 02 công trình nước sinh hoạt tập trung với tổng kinh phí 2,6 tỷ đồng. Hỗ trợ mua sắm máy móc, nông cụ sản xuất chuyển đổi nghề cho nhân dân với tổng kinh phí 4,165 tỷ đồng; Kế hoạch cấp 145 máy cày, 98 máy tuốt lúa, 129 máy thái rau cho 978 hộ dân trên địa bàn 14 xã với kinh phí ước thực hiện 4,154 tỷ đồng. Thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán với tổng kinh phí giao 799,5 triệu đồng, thực hiện hỗ trợ cho 615 hộ dân với 471 bồn nhựa chứa nước Tân Á loại 400 lít đứng, 21.519 mét ống nhựa dẫn nước HDPE 100 PN 16 - DEKKO phi 20 dày 1,9mm ; ước thực hiện giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn.
[26] Toàn huyện có 3.631 hộ, 21.683 nhân khẩu theo đạo ở 86 bản của 15 xã với 94 điểm nhóm, trong đó: Đạo Tin lành 3.428 hộ = 20.387 khẩu thuộc 07 hệ phái (90 điểm nhóm); đạo Thiên chúa 203 hộ = 1.296 khẩu (4 điểm nhóm) . So với cùng kỳ năm 2015 tăng 05 điểm nhóm, 135 hộ, 671 nhân khẩu.
[27] Trong kỳ báo cáo, khai sinh 2.988 trường hợp, khai tử 106 trường hợp, đăng ký kết hôn 666 cặp, đăng ký nuôi con nuôi 06 trường hợp, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi 79 trường hợp, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho 172 trường hợp, chứng thực 23.079 bản sao, chứng thực hợp đồng, giao dịch 03 vụ việc, chứng thực chữ ký 04 vụ việc.
[28] Trong kỳ báo cáo, hội đồng PBGDPL tổ chức 04 Hội nghị tại xã, với số người tham gia là 407 người và 01 Hội nghị tại huyện, với 145 người tham gia, phòng Tư pháp tổ chức tuyên truyền lưu động 119 buổi, với 4.921 lượt người tham gia, các xã tổ chức được 160 buổi với 9982 lượt người tham gia.
[29] Trong kỳ báo cáo, tiến hành hòa giải 25 vụ (hòa giải thành 17 vụ, không thành 06 vụ, đang giải quyết 02 vụ); trợ giúp pháp lý lưu động tại 14 bản thuộc 04 xã trên địa bàn huyện.
[30]Tại thời điểm báo cáo đã tiếp nhận 22 đơn, trong đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện 02 đơn khiếu nại, 08 đơn đề nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan chuyên môn, 04 đơn đề nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của công an huyện, 07 đơn đề nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các xã, 01 đơn tố cáo không đủ điều kiện xử lý.
[31] Bổ nhiệm 06 phó trưởng phòng, ban, đơn vị thuộc huyện ; tổ chức tuyển dụng bổ sung 02 công chức cấp huyện, 04 viên chức sự nghiệp công lập, tuyển dụng bổ sung 53 viên chức sự nghiệp giáo dục.
[32] Vận động Nhân dân giao nộp 324 khẩu súng các loại (206 khẩu súng kíp, 118 khẩu súng hơi cồn); 57 nòng súng kíp; 09 bộ cò súng kíp; 02 quả lựu đạn; 19 viên đạn súng quân dụng; 05 gam thuốc súng; 28kg diêm sinh; 28kg bi sắt; 0,8kg lưu huỳnh; 675 hạt kíp nổ; phối hợp với các đơn vị liên quan vô hiệu hóa, tháo gỡ an toàn 01 quả mìn do Doanh nghiệp thi công đường bỏ sót lại. Có 15 hộ, 60 nhân khẩu di đến; 27 hộ, 155 nhân khẩu di cư đi. Phát hiện 674 trường hợp xuất cảnh trái phép (sang Trung Quốc 667 trường hợp, sang Lào trường hợp), đã có 183 trường hợp xuất cảnh trái phép đã quay trở về (Từ Trung Quốc quay về 180 trường hợp, từ Lào quay về 03 trường hợp); phát hiện 14 người nước ngoài vào địa bàn thăm thân, tìm vợ (có 8 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép và 06 người Mỹ nhập cảnh hợp pháp). Phát hiện 674 trường hợp xuất cảnh trái phép (sang Trung Quốc 667 trường hợp, sang Lào trường hợp), đã có 183 trường hợp xuất cảnh trái phép đã quay trở về (Từ Trung Quốc quay về 180 trường hợp, từ Lào quay về 03 trường hợp); phát hiện 14 người nước ngoài vào địa bàn thăm thân, tìm vợ (có 8 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép và 06 người Mỹ nhập cảnh hợp pháp). Xảy ra 24 vụ, chết 25 người (tự tử 17 vụ, chết 17 người; đuối nước 07 vụ, chết 08 người; tai nạn giao thông 02 vụ, chết 01 người); số người nghiện ma túy 628 người (tăng 22 người so với cùng kỳ năm 2015). Tổng số vụ án đã điều tra, xử lý là 82 vụ, 101 bị can (tăng 18 vụ, 20 bị can so với cùng kỳ năm 2015); Trong đó tội phạm về TTXH là 20 vụ, 26 bị can; tội phạm về ma túy 62 vụ, 75 bị can.