Cảnh báo tình trạng lạm dụng thuốc trừ cỏ trong canh tác nông nghiệp
Thời gian đăng: 10/05/2017 08:09:05 AM

Trong thời điểm này, bà con nông dân ở xã Nà Hỳ và xã Nậm Chua, huyện Nậm Pồ đang tập trung làm đất trên diện tích ruộng một vụ, để chuẩn bị cho công đoạn gieo cấy lúa vụ mùa sắp tới. Tuy nhiên, khác với cách làm truyền thống như mọi năm, bà con nông dân hai xã đã sử dụng thuốc trừ cỏ để giảm sức lao động mà không lường trước được hậu quả và tác hại từ thuốc trừ cỏ sẽ gây ra đối với môi trường và sức khỏe.

Hiện tại, bà con nông dân xã Nà Hỳ đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch diện tích lúa và hoa màu vụ đông xuân, đồng thời làm đất để chuẩn bị xuống giống cho vụ mùa theo lịch thời vụ. Cũng như nhiều gia đình trong bản, trên diện tích ruộng của nhà mình, anh Lò Văn Phượng - bản Nà Hỳ 2, xã Nà Hỳ cùng người con trai đang phun thuốc trừ cỏ với hy vọng cỏ chết hết thì công tác làm đất sẽ trở nên dễ dàng. Anh Phượng cho biết: những năm trước, nhà anh vẫn làm đất chuẩn bị cho vụ lúa mùa  theo kiểu canh tác truyền thống như cày, bừa sau đó mới gieo hạt giống và trừ cỏ khi cây lúa đã sinh trưởng. Năm nay, thấy bà con trong bản phun thuốc trừ cỏ trước khi làm đất, anh cũng làm theo.

Giang-C-nh-b-o-t-nh-tr-ng-l-m-d-ng-thu-c-tr-c-trong-canh-t-c-1.jpgGia đình anh Lò Văn Phượng sử dụng hai loại thuốc diệt cỏ là BRAVO và FANSIPAN do Công ty cổ phần bảo vệ thực vật I, Trung ương phân phối

Theo quan sát của chúng tôi, không chỉ riêng gia đình anh Phượng, trên cánh đồng Nà Hỳ, đa số bà con nông dân đều phun thuốc trừ cỏ trên diện tích đất canh tác. Mọi người đều cho rằng: phun thuốc trừ cỏ để diệt cỏ tận gốc, sau đó cày và bừa sẽ dễ dàng hơn, thời gian làm cỏ sau cấy sẽ lâu hơn. Tệ hại hơn, một số người còn truyền rằng: phun thuốc trừ cỏ sẽ làm đất xốp hơn, khi cày và bừa lên đất dễ tan vào nước mà không mất nhiều công sức.

Giang-C-nh-b-o-t-nh-tr-ng-l-m-d-ng-thu-c-tr-c-trong-canh-t-c-2.jpgMột góc cánh đồng Nà Hỳ cỏ đã cháy vàng do thuốc diệt cỏ

          Tình trạng sử dụng thuốc diệt cỏ cũng diễn ra phổ biến ở xã Nậm Chua và nhiều xã ở huyện Nậm Pồ. Cũng như nhiều gia đình trong bản, gia đình anh Lý Văn Sơi -  ở bản Nậm Ngà 1, xã Nậm Chua đã hoàn thành việc phun thuốc trừ cỏ trên diện tích ruộng khoảng hơn 5 nghìn mét vuông. Nhận định như anh Phượng, anh Sơi cho rằng mình làm cỏ trước, công đoạn làm đất để gieo cấy lúa mùa sẽ ít tốn công sức hơn và lúa sẽ sinh trưởng phát triển tốt. Theo như ông Lý Văn Thăn - Trưởng bản Nậm Ngà 1 cho biết: đã 2 năm nay, bà con  trong bản Nậm Ngà 1 đã dùng thuốc trừ cỏ vào canh tác lúa nương, lúa ruộng, chủ yếu là 2 loại thuốc diệt cỏ Bravo và Fansipan trộn lẫn vào nhau để trừ cỏ trước khi làm đất. Nhưng khi được hỏi, người dân có lường trước được hậu quả do thuốc trừ cỏ sẽ gây ra đối với môi trường cũng như sức khỏe con người không, thì phần lớn người dân đều cho rằng: thuốc trừ cỏ sẽ không gây ảnh hưởng gì cho đất canh tác, cũng như sức khỏe của con người.

        Một thực trạng đáng báo động là ý thức của người dân, phần lớn người dân khi sử dụng xong thuốc trừ cỏ thì vứt ngay vỏ chai tại chân nương, thậm chí là vứt xuống khe suối mà không hề nghĩ đến tác hại nó gây ra đối với môi trường và con người, động vật sử dụng nước cuối dòng.

Giang-C-nh-b-o-t-nh-tr-ng-l-m-d-ng-thu-c-tr-c-trong-canh-t-c-3.jpgLượm đầy 1 Lu cở vỏ chai thuốc trừ cỏ trong khoảng 20 mét tại đầu nguồn công trình cấp nước sinh hoạt của UBND huyện Nậm Pồ

Đây là hình ảnh chúng tôi ghi được tại đầu nguồn công trình cấp nước sinh hoạt của UBND huyện Nậm Pồ, dọc khe suối Huổi Sangở đầu nguồn nước là diện tích canh tác lúa nương, lúa ruộng và hoa màu của nhân dân hai bản: Nậm Ngà 1, xã Nậm Chua và bản Huổi Sang, xã Nà Hỳ. Người dân đã sử dụng phần lớn thuốc trừ cỏ trong canh tác lúa nương và lúa ruộng. Điều đáng nói ở đây là ý thức của người dân, sau khi sử dụng xong, vỏ chai được vứt ngay xuống khe nước hoặc cuối nương, đầu ruộng. Chỉ trong khoảng 20 mét khe suối, đầu nguồn nước sinh hoạt của UBND huyện, chúng tôi thu gom trên 20 vỏ chai thuốc trừ cỏ nhãn hiệu Bravo và Fansipan. Cũng tại đây, chúng tôi ghi nhận được một lượng lớn vỏ chai thuốc trừ cỏ đã qua sử dụng, được bà con cất giữ trong lán nương, nhưng lại đựng chúng trong những chiếc bao thủng, có thể rơi xuống khe suối bất cứ lúc nào.

Giang-C-nh-b-o-t-nh-tr-ng-l-m-d-ng-thu-c-tr-c-trong-canh-t-c-4.jpgNhững vỏ chai thuốc trừ cỏ vứt tự do tại khe suối đầu nguồn công trình cấp nước sinh hoạt của UBND huyện

          Được biết, thành phần trong thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất Dioxin cực độc, hậu quả nhãn tiền là trong cuộc chiến tại Việt Nam, Đế quốc Mỹ đã dải một lượng lớn chất độc màu ra cam có chứa hoạt chất Dioxin xuống lãnh thổ Việt Nam nhằm phá hủy những cánh rừng trên dải Trường Sơn, nơi trú quân và con đường tiếp viện của Quân đội Việt Nam. Chiến tranh đã qua đi hơn 40 năm, nhưng hậu quả do chất động Dioxin gây ra là quá lớn đối với môi trường và sức khỏe của con người: môi trường bị tàn phá, những người tham chiến trên chiến trường tiếp xúc với chất độc bị ảnh hưởng đến sức khỏe, con cái họ sinh ra đều mang dị tật, tâm thần không bình thường, tổn thất không gì bù đắp được. Hiện tại, các cơ quan chức năng đã cấm việc sử dụng thuốc diệt cỏ trong lĩnh vực dọn dẹp, phát tuyến đường giao thông, đồng thời khuyến cáo hạn chế sử dụng trong nông nghiệp. Với việc nhân dân sử dụng thuốc trừ cỏ tràn lan như hiện nay, khi phun trên nương dốc hoặc ruộng lúa nước, mưa xuống hoạt chất tan theo nước, tích tụ trong động thực vật hoặc chảy đến nơi khác. Nếu con người tiếp xúc phải thì cơ thể bị nhiễm hoá chất là rất lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng, trước tiên là người trực tiếp sử dụng. Bên cạnh đó, thuốc trừ cỏ còn tiêu diệt vi sinh vật có ích, gây mất cân bằng sinh thái. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình hình sâu bệnh trên cây trồng ngày càng diễn biến phức tạp và phát sinh bất thường nhiều đối tượng hại cây trồng mới, có tốc độ lây lan rất nhanh và thường phát sinh trong vụ mùa.

     Giang-C-nh-b-o-t-nh-tr-ng-l-m-d-ng-thu-c-tr-c-trong-canh-t-c-5.jpg     Người dân không dùng khẩu trang, gang tay khi phun thuốc trừ cỏ

          Theo như Anh Lò Văn Thân – Kỹ thuật viên Trạm bảo vệ thực vật huyện Nậm Pồ cho biết: Khi sử dụng thuốc trừ cỏ không có bảo hộ sẽ có thể gây ngộ độc dẫn đến các hiện tượng như: đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, suy hô hấp hoặc có thể nặng hơn tùy theo thể trạng và lượng thuốc ngấm vào cơ thể. Anh Thân cũng khuyến cáo: Bà con nhân dân không nên nhìn thấy lợi ích trước mắt là vụ lúa đầu sinh trưởng tốt, do không có cây cỏ cạnh tranh dinh dưỡng. Nhưng qua 3 đến 4 năm sử dụng liên tục thuốc trừ cỏ trước khi làm đất để gieo cấy lúa sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong đất như: gây chết các loại sinh vật có ích trong đất như: con giun; con lươn; trạch... Tác hại lớn nhất chính là gây thoái hóa đất, khô cằn đất, phá hỏng bờ ruộng (do thuốc trừ cỏ làm bở đất). Ở đất nương gây xói mòn, đất nhanh bạc màu.

Copy-of-Giang-C-nh-b-o-t-nh-tr-ng-l-m-d-ng-thu-c-tr-c-trong-canh-t-c-5.jpgCánh đồng Nà Hỳ trước nguy cơ bạc màu do người dân sử dụng thuốc trừ cỏ

       

   Hoàng Giang - Đài TT.TH Nậm Pồ
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập:

  • Chung nhan Tin Nhiem Mang
  • TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NẬM PỒ - Copy
  • Cơ quan chủ quản: UBND huyện Nậm Pồ
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Lý Thanh Tiềm - Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ
  • Địa chỉ: Trụ sở HĐND-UBND huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
  • Điện thoại: 0984315514 - Email: lythanhtiem@gmail.com
  • Số 769/GP-STTTT ngày 28/12/2016 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên
  • (Ghi rõ nguồn "http://huyennampo.dienbien.gov.vn" khi sử dụng lại thông tin)
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên