Cây ô đối với đồng bào dân tộc Mông
Thời gian đăng: 23/02/2018 08:30:29 AM

 

          Các hội xuân, chợ phiên, chợ tình ở huyện Nậm Pồ nói riêng và ở vùng cao nói chung đều rực rỡ sắc màu của những bộ trang phục dân tộc dưới những tán ô. Đằng sau những vẻ đẹp rực rỡ làm nổi bật không gian mùa xuân nơi vùng cao ấy, cây ô còn là vật biểu trưng cho văn hóa của đồng bào dân tộc Mông.

coimage001.jpg         

Hội xuân rực rỡ hơn nhờ những chiếc ô

          Hình ảnh thiếu nữ dân tộc Mông xúng xính váy áo làm duyên với chiếc ô đã trở thành quen thuộc với chúng ta. Đúng vậy, đối với thiếu nữ Mông, chiếc ô không chỉ để che nắng che mưa, mà còn để làm duyên, làm dáng, tạo vẻ đẹp e ấp cho chính mình.

coimage003.jpg

Chiếc ô tôn thêm vẻ đẹp của thiếu nữ người Mông

          Ngoài ra, chiếc ô còn là “cầu nối” để các nam thanh nữ tú tìm hiểu nhau, nhờ đó mà nên duyên vợ chồng. Tại các hội xuân hay chợ phiên, chợ tình, thiếu nữ người Mông diện cho mình bộ váy áo đẹp nhất và nhất định đem theo một chiếc ô, chiếc ô không chỉ tôn thêm vẻ đẹp cho người con gái dân tộc Mông mà còn là vật để thay lời muốn nói, thể hiện thành ý với người con trai đang để ý đến mình. Thông thường, khi được các chàng trai để mắt đến, các cô gái e lệ, nép mình bên ô, vì lần đầu gặp mặt thường rất e ngại. Nếu như ưng bạn trai đó, cô gái sẽ mở ô để chàng trai đứng cùng sau đó tìm hiểu và nên duyên.

coimage005.jpg

Ưng ý chàng trai, cô gái sẽ đồng ý cho xem mặt, chứ không lấy ô che mặt

coimage007.jpg

Chiếc ô - vật chứng giám cho tình yêu

          Theo một già người Mông cho biết: trong các đám cưới hỏi, thầy mai bà mối luôn đem theo một chiếc ô. Lúc này chiếc ô có ý nghĩa như vật se duyên, thể hiện thành tâm xin cưới hỏi của nhà trai. Nếu như không đem theo ô thì nhà gái không tiếp khách. Cùng với đó, khi đón dâu, cô dâu được che ô về nhà chồng để tránh tà ma trên đường đi. Về đến nhà chồng cái ô được cất giữ cẩn thận như vật chứng kiến hôn lễ của đôi vợ chồng. Bên cạnh đó, người Mông còn có tập quán sử dụng ô trong đời sống hàng ngày để bảo vệ bản thân và những người thân yêu. Chính bởi như vậy, khi lên nương, khi đi hội, đi xuống chợ, người Mông luôn cầm theo ô. Tùy theo lứa tuổi, sở thích mà họ chọn cho mình chiếc ô phù hợp nhất.

coimage009.jpg

Người trung niên thường chọn ô màu đen

coimage011.jpg

coimage013.jpg

Ô che nắng, che mưa cho con

coimage015.jpg

coimage017.jpg

Từ thuở nhỏ đã làm bạn với ô

coimage019.jpg

Phụ nữ người Mông luôn đem theo ô

          Trên một phương diện nữa, chiếc ô cũng góp phần làm nên điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Bởi vậy, thổi khèn và múa ô đã trở thành một biểu tượng văn hóa của người Mông. Đã từ lâu đời, chiếc ô đã gắn với đồng bào dân tộc Mông, hình ảnh này đã đi vào trong nhiều áng thơ văn, nhiều ca khúc nổi tiếng.... Mùa xuân của núi rừng không chỉ đẹp bởi hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng mà mùa xuân nơi núi rừng nên thơ, trữ tình hơn nhờ những chiếc ô của đồng bào dân tộc Mông./.

 

Thanh Bình
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập:

  • Chung nhan Tin Nhiem Mang
  • TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NẬM PỒ - Copy
  • Cơ quan chủ quản: UBND huyện Nậm Pồ
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Lý Thanh Tiềm - Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ
  • Địa chỉ: Trụ sở HĐND-UBND huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
  • Điện thoại: 0984315514 - Email: lythanhtiem@gmail.com
  • Số 769/GP-STTTT ngày 28/12/2016 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên
  • (Ghi rõ nguồn "http://huyennampo.dienbien.gov.vn" khi sử dụng lại thông tin)
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên