Chủ rừng phải lập phương án và tổ chức thực tập phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Nội dung trên quy định tại Điều 45 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Cũng theo Nghị định, các khu rừng phải có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng; có biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng; có phương án phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 45 của Nghị định này; có các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất của từng loại rừng; trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; có lực lượng phòng cháy và chữa cháy được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức thường trực sẵn sàng, đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ; có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Khi đốt nương, rẫy, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy; không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V... Đối với các khu rừng có đường dây điện cao thế đi qua và công trình có nguy cơ gây cháy rừng phải có đường băng cản lửa, hành lang an toàn phù hợp với từng loại công trình theo quy định của pháp luật và thường xuyên kiểm tra, dọn sạch vật liệu cháy trong đường băng cản lửa.
Nghị định nêu rõ chủ rừng; đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất; cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất; chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất khi nhận được tin báo về cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý và tham gia chữa cháy rừng.
Chủ rừng xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy. Căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới.
Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp việc làm, tạo an ninh sinh kế cho những cộng đồng cư dân sống trong khu vực có rừng (Cov hav zoov ua si ib qho tseem ceeb hauv txoj haujlwm kev ua haujlwm thiab kev siv nyiaj txiag rau cov zej zog nyob rau hauv cov chaw uas muaj laj kab)
Huyện Nậm Pồ có tổng diện tích tự nhiên gần 149.560ha, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 59.143,60ha rừng. Trong đó đã giao 49.350ha cho 129 chủ rừng là cộng đồng dân cư, hộ gia đình, tổ chức quản lý và bảo vệ. Từ các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng trong 5 năm qua, các chủ rừng đã được hưởng lợi gần 120 tỷ đồng từ Dịch vụ môi trường rừng. Riêng năm 2018, Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Điện Biên đã tổ chức chi trả hơn 53 tỷ đồng tiền DVMTR cho 127 chủ rừng (hơn 38 tỷ đồng tiền DVMTR năm 2017 và chi trả tạm ứng gần 15 tỷ đồng tiền DVMTR năm 2018). Qua việc chi trả DVMTR cho thấy, quản lý rừng dựa vào cộng đồng, đồng thời cũng là cách cải thiện kế sinh nhai cho người dân, đặc biệt cho những người có cuộc sống phụ thuộc vào rừng. Như vậy, cộng đồng cư dân địa phương, các chủ rừng là những người đầu tiên hưởng lợi trong các hoạt động quản lý rừng bền vững.
Chung tay để bảo vệ và phát triển rừng vì cuộc sống của chúng ta hôm nay và tương lai (Chung tay yuav tsum tau sib tw ua ke nrog koj tus phooj ywg nyob rau lub caij ntuj sov)
Tuy nhiên, theo thống kê của cơ quan chức năng huyện, trong năm 2018 đã phát hiện và xử lý 25 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trong đó có 15 vụ phá rừng, gây thiệt hại về rừng sản xuất 4.106m2, rừng phòng hộ là 11.951m2. Có thể thấy, hậu quả của phá rừng cùng với tập quán đốt nương làm rẫy của một bộ phận người dân đã làm gia tăng diện tích đất trống, đồi trọc, đất thoái hóa, bạc màu, làm suy giảm khả năng điều tiết môi trường của rừng, cạn kiệt nguồn nước vào mùa khô, gây lũ ống, lũ quét vào mùa mưa, đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân một số xã trên địa bàn huyện.
Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp việc làm, tạo an ninh sinh kế cho những cộng đồng cư dân sống trong khu vực có rừng. Vì vậy, bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan chức năng huyện, thì công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chỉ có thể giành thắng lợi khi chính người dân, các chủ rừng có trách nhiệm và quyết liệt hơn. Trước những nhu cầu của cuộc sống, thì sự cân nhắc giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của cộng đồng, sẽ giúp chúng ta nhận rõ việc làm này còn có ý nghĩa lớn hơn khi tạo nền tảng cho một cuộc sống vững bền. Chung tay để bảo vệ và phát triển rừng vì cuộc sống của chúng ta hôm nay và tương lai./.