Cùng với ẩm thực, trang phục độc đáo hay những điệu xèo xao xuyến lòng người thì đồng bào dân tộc Thái có nhiều nghề truyền thống khác nhau như: Thêu thồ, duyệt vải, đàn tính tẩu và đan lát các vật dụng sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống. Để gìn giữ và bảo tồn các giá trị truyền thống này những người cao tuổi vốn được ví như “cây cao bóng cả” dìu dắt con cháu phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ. Đồng thời với xã hội, các cụ còn là những nhân tố góp phần vào công cuộc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. Phát huy vị trí, vai trò này, những người cao tuổi xã Chà Nưa đã và đang giữ lấy nghề truyền thống của dân tộc Thái, vừa bảo tồn những sản phẩm tinh hoa của dân tộc, vừa tạo được nguồn thu nhập cho gia đình.
Ông Khoàng Văn Né ở bản Nà Ín, xã Chà Nưa đang miệt mài đan cái bàn mây
Chà Nưa là xã biên giới của huyện Nậm Pồ với dân tộc Thái chiến 80% trong tổng số các dân tộc cùng sinh sống. Dọc trên tuyến đường quốc lộ 4H xã Chà Nưa có các bản gồm: Nà Ín, Bản Cấu, Nà Sự và Nà Cang, với 100% là đồng bào dân tộc Thái, chúng ta rất dễ bắt gặp những hình ảnh các ông, các cụ đang miệt mài đan lát những vật dụng truyền thống của dân tộc. Ông Khoàng Văn Né ở bản Nà Ín, xã Chà Nưa năm nay đã ngoài 70 tuổi, thế nhưng đôi bàn tay thô ráp của ông thoăn thoắt với những sợi nan mỏng để hoàn thiện cái mâm cơm đang đan dở. Bước vào ngô nhà của gia đình ông Né xung quanh trong nhà có đầy đủ các vật dụng thường dùng hàng ngày từ cái bé đến cái to như: ghế mây, bàn, ép khảu, giỏ hái rau, giỏ bắt cá... đều được làm từ đôi bàn tay khéo léo của ông một cách rất thuần thục. Ông Né cho biết: Từ bé đã được bố, mẹ dạy cho cách đan những vật dụng trong gia đình. Đến lúc trưởng thành, hầu hết các vật dụng từ đơn giản đến phức tạp thì ông đều biết đan, giờ thông thương thuận lợi, mạng xã hội phát triển, ông không chỉ đan phục vụ gia đình mà còn đan để bán góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình. Theo ông Né chia sẻ để làm hoàn chỉnh một cái ghế sẽ phải mất từ 3 đến 4 ngày.
Ông Thùng Văn Đôi đang truyền dạy cho các cháu trong đánh đàn tính tẩu
Còn ông Thùng Văn Đôi cũng ở bản Nà Ín, xã Chà Nưa từ bé đã có lòng say mê với cây đàn tính tẩu của dân tộc khi hòa mình với âm thanh ngọt ngào, ấm nồng, tha thiết của núi rừng. Tiếng đàn tính, lời hát then gắn liền với tuổi thơ của ông từng ngày lớn lên. Bởi thế mà ông Đôi quyết tâm học đàn, rồi học cách làm ra những cây đàn tính tẩu. Hiện nay, ông là người duy nhất ở xã Chà Nưa biết làm và sử dụng thành thạo cây đàn tính tẩu. Chính vì vậy, trong căn nhà sàn của mình, ông đã dành riêng một chỗ để treo những cây đàn tính một cách trân trọng. Những chiếc đàn tính do ông Đôi chế tác với đủ loại kích cỡ, cho cả người lớn và trẻ em. Trong đó, có chiếc đàn đã nhuốm màu thời gian, nhưng cũng có chiếc còn thơm mùi sơn mới. Ngoài việc chế tác những cây đàn tính, ông còn tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương. Ông Đôi cho biết: Cây đàn tính tẩu là nét văn hóa truyền thống của dân tộc Thái được các thế hệ cha ông truyền lại cho con cháu, do đó với lòng đam mê và tình yêu với bản sắc văn hóa dân tộc mình, tôi đã tuyên truyền, dạy cho lớp trẻ trong bản học đánh đàn tính tẩu để không bị mai một.
Để gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống phát triển ổn định và bền vững, cấp ủy chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm tuyền truyền cho bà con nhân dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn các sản phẩm truyền thống của dân tộc gắn với sự phát triển của đất nước. Đặc biệt là đối với nghề đan lát không chỉ gìn giữ, bảo tồn các sản phẩm truyền thống của dân tộc mà còn góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân ông Thùng Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ cho biết.
Nhưng năm gần sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện đại khuyến cho các nghề truyền thống của dân tộc Thái đang dần bị mai một, thế nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ đó vẫn còn những người như ông Khoàng Văn Né và ông Thùng Văn Đôi ở bản Nà Ín, xã Chà Nưa bàn sự đam mê, tâm huyết các sản phẩm đang góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở huyện biên giới Nậm Pồ./.