Cán bộ dân số trong một buổi tuyên tuyền, hướng dẫn phụ nữ, nam giới biện pháp tránh thai tại Ham Xoong 1, xã Vàng Đán
Theo số liệu thống kê của Phòng DS-KHHGĐ, năm 2017, toàn huyện có 1.962 trẻ được sinh ra, trong đó có 701 trẻ là con thứ 3 trở lên, chiếm 35,7%. Một số địa phương có tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao như Na Cô Sa, Nà Bủng.
Mặc dù đã có sự nỗ lực quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và sự vào cuộc của các ban, đoàn thể huyện đặc biệt là hoạt động của Trung tâm DS-KHHGĐ đã làm tốt công tác tuyên truyền, bên cạnh đó đã có Pháp lệnh Dân số cùng nhiều chỉ thị, quy định xử phạt đối với trường hợp sinh con thứ 3 trở lên và tỉ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn huyện đã có xu hướng giảm so với năm 2016 nhưng so với mặt bằng chung toàn tỉnh thì Nậm Pồ vẫn ở mức cao nhất.
Bà Cao Thị Khánh, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm DS – KHHGĐ huyện cho biết:Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, song cơ bản vẫn là do công tác tuyên truyền, vận động mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đạt được như mong muốn, nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp là đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số phong tục tập quán lạc hậu từ nhiều đời nay đều có tư tưởng sinh đẻ nhiều con để làm ra nhiều lúa gạo, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, còn tiềm ẩn, hằn sâu trong tâm trí của mỗi người dân. Công tác truyền thông vận động thực hiện KHHGĐ đa dạng phong phú, nhiều hình thức như Pa nô, băng zôn khẩu hiệu, phát tờ rơi tranh lật, đưa tin phát thanh truyền hình truyền thông vận động nhóm v.v.. do bất cập về ngôn ngữ nên công tác tuyên truyền hạn chế, chưa có sức thuyết phục để người dân thay đổi hành vi trong thực hiện KHHGĐ. Khả năng tiếp cận dịch vụ CSSKSS- KHHGĐ là một vấn đề không đơn giản, ngại tiếp cận, vì xấu hổ, hoặc muốn tiếp cận dịch vụ thì phải được sự nhất trí của người chồng, nhất là những hộ theo đạo và một số ít người dân của các bản còn yêu cầu cơ quan ngành y tế, đội dịch vụ CSSKSS-KHHGĐ Trung tâm y tế làm dịch vụ cho chị em phụ nữ tại bản; Những yêu cầu đòi hỏi của người dân như vậy là chính đáng, tuy nhiên ngành y tế phải tuân thủ theo những quy định của Bộ Y tế, nên không thể đáp ứng được nhu cầu của Nhân dân.
Để giảm tỷ lệ sinh con thứ 3+ trở lên trên địa bàn huyện đạt hiệu quả và giảm sinh vững chắc, Bà Cao Thị Khánh, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm DS – KHHGĐ huyện cho biết cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: Các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ tổ chức tích cực tuyên truyền mạnh mẽ về thực hiện Pháp lệnh dân số và các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và của tỉnh như: Kế hoạch thực hiện chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020 và gần đây nhất là Nghị quyết số: 20-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Điện Biên ngày 25 tháng 6 năm 2009 về công tác DS-KHHGĐ đã góp phần làm chuyển đổi nhận thức của mọi người dân, các dân tộc vùng sâu vùng xa; Tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện xuống cơ sở, xem công tác DS-KHHGĐ như là một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của địa phương. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, vận động lồng ghép các mục tiêu chương trình dân số với mục tiêu pshát triển kinh tế - xã hội; Xây dựng kế hoạch và thực hiện các giải pháp đề ra trong chiến lược dân số đến năm 2020 phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Lồng ghép Công tác DS-KHHGĐ vào các chương trình phát triển KTXH, với sự tham gia của nhiều ngành, các tổ chức xã hội và của quần chúng nhân dân;Đội ngũ cán bộ ngành dân số năng động nhiệt tình, sáng tạo trong công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số cơ sở; Sự phối kết hợp của tất cả các ngành, các cấp đã tổ chức tuyên truyền mạnh mẽ về thực hiện Pháp lệnh dân số và các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và của tỉnh.; Tập trung đầu tư cho các hoạt động truyền thông tại địa phương, địa bàn vùng xa, vùng sâu và vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có mức sinh cao. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ-CSSKSS; Nguồn lực tài chính, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả, ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ các xã và các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội liên quan. Bổ sung hỗ trợ kinh phí từ ngân sách địa phương cho các hoạt động về công tác DS-KHHGĐ.
Tỉ lệ sinh con thứ 3 cao là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng dân số, mất cân bằng giới tính, làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân; là nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo, đồng thời tạo áp lực lớn đối với công tác an sinh xã hội. Chính vì vậy, để thực hiện tốt khẩu hiệu “Dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt”, các cấp, phòng ban cần phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa. Cần xem công tác DS-KHHGĐ là một phần quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, là một nội dung trọng tâm trong chương trình hoạt động của chính quyền và các ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện./.
Một số hình ảnh cán bộ dân số, cộng tác viên đang tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách CSSKSS – KHHGĐ tại 1 số bản trên địa bàn huyện: