Nậm Pồ: Dự Hội nghị trực tuyến triển khai Đề án chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Thời gian đăng: 18/01/2022 07:50:00 PM

         Chiều 18/1, UBND huyện Nậm Pồ dự Hội nghị trực tuyến triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Dự và chỉ đạo hội nghị các điểm cầu trên cả nước có đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số.

40.jpg

Đại biểu dự Hội nghị điểm cầu huyện Nậm Pồ

         Tại Hội nghị, đại biểu các điểm cầu đã được đại diện Văn phòng Chính phủ báo cáo nhanh về Đề án 06-QĐ/TTg 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định 7 quan điểm chỉ đạo lớn, cùng với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện với lộ trình của từng nhiệm vụ trong năm 2022 và giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời đại biểu các điểm cầu đã tham luận làm rõ một số nội dung quan trọng của đề án 06-QĐ/TTg.

         Về 7 quan điểm chỉ đạo: Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương và sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và người dân là yếu tố quyết định; sự hành động đồng bộ ở các bộ, ngành, địa phương là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số; Dữ liệu dân cư là tài nguyên quan trọng, được quản lý tập trung, thống nhất và chia sẻ trong toàn bộ hệ thống chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử là cơ sở để chuyển đổi số trong cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số; Dữ liệu dân cư là dữ liệu gốc, các cơ sở dữ liệu khác liên quan đến công dân đã, đang và sẽ xây dựng phải căn cứ vào dữ liệu gốc và có sự kết nối, chia sẻ bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí, tạo ra các giá trị mới; khuyến khích mọi nguồn lực xã hội để xây dựng, phát triển, thúc đẩy ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Người dân chỉ phải cung cấp thông tin, giấy tờ một lần cho các cơ quan nhà nước khi thực hiện các thủ tục hành chính; Dữ liệu dân cư phải được khai thác, sử dụng hiệu quả nhằm thúc đẩy, phát huy trí tuệ, nguồn lực và sức mạnh quốc gia; phải gắn kết với năng lực quản trị nhà nước, mang lại tiềm năng bứt phá của nền kinh tế, phản ánh giá trị văn hóa, lịch sử và trí tuệ toàn dân trong đời sống xã hội. Việc triển khai phát triển, ứng dụng dữ liệu dân cư phải gắn với mục tiêu làm giàu dữ liệu, tạo nền tảng cho hoạt động thực hiện chuyển đổi số trong xã hội; Việc kết nối, tích hợp, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải gắn liền bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường số; Việc khai thác, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa rất quan trọng trong phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 – 2030.

         Về 5 mục tiêu, nhiệm vụ và và giải pháp: Mục tiêu tổng thể của Đề án là ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích như sau: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

         Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch ủy Ban quốc gia về chuyển đổi số, nhấn mạnh: Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 đã xác định phát triển nền kinh tế - xã hội của quốc gia; triển khai tích cực cơ sở dữ liệu quốc gia, trong đó cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là quan trọng nhất hiện nay; chuyển đổi là tiêu chí, thành phần tăng trưởng quốc gia; trước những diễn biến Covid-19 đã lộ rõ điểm yếu về chuyển đổi số quốc gia, vì vậy đề nghị tiếp tục thần tốc tiêm vắc xin để báo cáo tổng kết; từ kết quả đạt được đã làm thay đổi phương thức quản lý, tiết kiệm thời gian, công sức, tạo điều kiện thuận lợi, góp phần chống tham nhóm; đánh giá cao Bộ Công an phối hợp tốt với Văn phòng Chính Phủ; biểu dương những kết quả đã đạt được và mong muốn tiếp tục nỗi lực chung tay, đồng lòng tham gia tích cực chuyển đổi số quốc gia về dân cư. Triển khai đề án này phù hợp với việc chuyển đổi số quốc gia, tiến hành trên phạm vi rộng, trong đó Bộ Công an đóng vai trò nòng cốt; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền về lợi ích của đề án; Công tác lãnh đạo chỉ đạo có tính đột phá, chủ động, kịp thời báo cáo những vấn đề vướng mắc; đề nghị các tỉnh, thành phố thành lập tổ công tác triển khai đồng bộ, các bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương xây dựng đảm bảo thành công; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ công trực tuyến; đoàn kết chung sức đồng lòng vì lợi ích của xã hội, của nhân dân; nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước và phục hồi nền kinh tế của đất nước./.

 

Giàng Blà
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập:

  • Chung nhan Tin Nhiem Mang
  • TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NẬM PỒ - Copy
  • Cơ quan chủ quản: UBND huyện Nậm Pồ
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Lý Thanh Tiềm - Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ
  • Địa chỉ: Trụ sở HĐND-UBND huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
  • Điện thoại: 0984315514 - Email: lythanhtiem@gmail.com
  • Số 769/GP-STTTT ngày 28/12/2016 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên
  • (Ghi rõ nguồn "http://huyennampo.dienbien.gov.vn" khi sử dụng lại thông tin)
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên